Khó tìm nguồn cung nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ
Theo Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu có từ 6-10 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài. Để hiện thực hóa mục tiêu này, bên cạnh công tác phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại thì việc phát triển vùng nguyên liệu bền vững là một vấn đề mang tính quyết định.
Được mệnh danh là vùng đất trăm nghề, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Không chỉ góp phần tạo ra sản phẩm độc đáo mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, đây cũng là lợi thế để nâng cao đời sống người dân, hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hầu hết các làng nghề tại Hà Nội hiện nay đang đứng trước một thách thức chung là chưa thể đảm bảo nguồn cung nguyên liệu.
Ông Vương Đình Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển, Sở Công Thương Hà Nội cho biết: "Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề, đa phần là thủ công mỹ nghệ. Với số lượng lớn như vậy, nhu cầu nguyên liệu đầu vào rất lớn. Chúng ta cũng biết những vùng nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ hiện nay, mặc dù có quy hoạch, nhưng cũng chưa thực sự ổn định về số lượng, chất lượng cũng như thời gian tiến độ giao hàng".
Trong bối cảnh đầu ra của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang ngày càng rộng mở, thì nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất lại ngày càng bị thu hẹp. Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch Hội Sản xuất và Kinh doanh mây tre đan xuất khẩu, chia sẻ: "Càng ngày nhu cầu thị trường càng cao, sản xuất đang khó khăn nhất là nguyên liệu và xử lý chế biến nguyên liệu. Những năm gần đây chúng tôi cũng đi tìm nguyên liệu nhưng vẫn khó khăn nhiều. Nơi khai thác được thì chưa có kỹ thuật xử lý".
Các hội chợ và triển lãm là nơi lý tưởng để các nghệ nhân gặp gỡ nhà cung cấp nguyên liệu và tìm kiếm nguồn hàng uy tín.


Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.
Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.
0