Khắc phục tình trạng dự án bỏ hoang, chậm tiến độ | Chuyện đô thị | 13/06/2023

Trong khi dân số cơ học không ngừng tăng nhanh, nhiều dự án nhà ở thiếu quỹ đất để phát triển, dẫn đến cung không đủ cầu, thế nhưng trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều dự án "án binh bất động", nhiều khu đất hoang hóa gây lãng phí mà vẫn chưa có phương án giải quyết tối ưu. Nội dung này sẽ là chủ đề trao đổi của Chuyên mục "Chuyện đô thị" hôm nay với ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kể từ ngày 1/1/2025, nghị định 168 chính thức có hiệu lực. Nghị định này không chỉ là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý những hành vi vi phạm, mà còn góp phần nâng cao ý thức của người dân, xây dựng văn hóa giao thông quy củ, nề nếp. Đến nay, sau hơn 3 tháng đưa vào thực hiện đã ghi nhận được những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, cũng bắt đầu có những dấu hiệu của việc “nhờn luật”.

Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã định hướng khai thác cảnh quan, bảo đảm phát triển đô thị hai bên sông Hồng và tăng cường kết nối giao thông giữa hai bờ Bắc - Nam. Tuy nhiên, việc mở rộng không gian đô thị sang phía Bắc sông Hồng gồm ba huyện Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn vẫn còn có những “điểm nghẽn”.

Việc cải tạo đường ven Hồ Tây là một đồ án manng nhiều ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai chắc hẳn cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những thách thức lớn nhất là phải đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển hạ tầng giao thông với việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái.

Nhà vệ sinh công cộng dù là công trình phụ, đi vệ sinh tưởng là việc nhỏ nhưng lại là nhu cầu thiết yếu của mỗi người dân và khách du lịch. Tuy nhiên, chất lượng của các nhà vệ sinh công cộng hiện nay vẫn luôn là một vấn đề đáng được quan tâm, là yếu tố cần thiết trong phát triển du lịch đô thị.

Thành phố Hà Nội đang nghiên cứu tái thiết không gian công cộng quanh Hồ Hoàn Kiếm, với trọng tâm mở rộng diện tích quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và cải tạo khu vực phía Đông Hồ Gươm.

Để hiện thực hóa mục tiêu có 15 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 617km, Hà Nội đã được trao quyền để thực hiện với những cơ chế đặc thù, đột phá.