Kết quả đàm phán Nga - Mỹ - Ukraine
Tổng thống Mỹ Donald Trump phấn khởi, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hoan nghênh nhưng không giấu nổi tâm trạng không hài lòng, EU và NATO dè dặt và nghi ngại trong khi phía Nga coi như không có gì quá quan trọng và đáng kể.
Kết quả cụ thể, Nga, Ukraine đồng ý với Mỹ về ngừng chiến trong thời hạn nhất định ở vùng Biển Đen. Những nội dung chủ chốt của thoả thuận là đảm bảo an toàn hàng hải trên Biển Đen, không sử dụng vũ lực quân sự ở vùng này và không sử dụng tầu thuyền thương mại vào mục đích quân sự.
Dường như không có thêm tiến triển mới về ngừng chiến sự cục bộ và tạm thời trên con đường hướng tới đạt được ngừng chiến toàn diện và lâu dài, vươn tới mục tiêu cao xa hơn là đạt được giải pháp chính trị hoà bình giúp chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine. Nhìn vào những điều kiện phía Nga đưa ra để chấp nhận thoả thuận ngừng chiến ở vùng Biển Đen, có thể thấy thỏa thuận trên chưa đủ về lượng lẫn chất để được công nhận là thỏa thuận thực sự.
Những điều kiện của Nga là: phải huỷ bỏ mọi biện pháp cấm vận, trừng phạt Ngân hàng nông nghiệp Nga và các thể chế tài chính của Nga liên quan đến xuất nhập khẩu lương thực và phân bón, đảm bảo cho họ tiếp cận và sử dụng lại mạng lưới thanh toán quốc tế SWIFT, dỡ bỏ mọi biện pháp cấm vận và trừng phạt các nhà xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga, tàu thuyền vận chuyển lương thực xuất khẩu của Nga và huỷ bỏ mọi hạn chế đối với xuất khẩu thiết bị nông nghiệp vào Nga.
Nếu dỡ bỏ những biện pháp chính sách trên sẽ dần đưa đến sự lụi bại không tránh khỏi của toàn bộ hệ thống và cơ chế các biện pháp chính sách của khối Phương Tây về cấm vận và trừng phạt Nga. Hiệu ứng này tai hại đối với Ukraine, EU và NATO nhưng có lợi cho Nga. Nếu những điều kiện trên của Nga không được Mỹ đáp ứng thì thỏa thuận mới đây ở Ả Rập Xê Út chỉ là "hữu danh vô thực", chỉ là một đề xuất ý tưởng thuần túy và chưa phải là thỏa thuận cuối cùng có giá trị ràng buộc về pháp lý quốc tế.
Có thể thấy, Mỹ và Nga dàn xếp với nhau và sau đó Mỹ buộc Ukraine phải chấp nhận trong khi EU và NATO bị gạt ra lề. Ông Trump muốn có tiến triển và kết quả bằng mọi giá, kể cả nhỏ nhoi và chưa thực chất; trong khi Nga vẫn chưa phải thỏa hiệp gì, vẫn an nhàn chủ động dẫn dắt cuộc chơi, ra đòn nhằm vào Ukraine, EU và NATO thông qua Mỹ.
Thỏa thuận mới nửa vời này liệu có trở thành thỏa thuận hoàn chỉnh thật sự hay không, phụ thuộc vào việc phía Mỹ có buộc được Ukraine, EU và NATO chấp nhận những điều kiện đi cùng của Nga hay không.


Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.
Lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức diễu binh trên phạm vi toàn quốc để kỷ niệm Ngày Quân đội vào ngày 18/4.
Việc Mỹ rút quân khỏi Syria phản ánh sự thay đổi môi trường an ninh ở quốc gia này kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12/2024, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tòa án Tối cao Mỹ đã ban hành lệnh tạm hoãn trục xuất nhóm người nhập cư đến từ Venezuela.
Giới chức Israel cho biết, nước này không loại trừ khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran trong những tháng tới, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây lưu ý với Thủ tướng Israel Netanyahu rằng, Mỹ hiện không muốn ủng hộ động thái như vậy.
0