Italy và Thụy Sĩ vẽ lại biên giới

Do các sông băng đánh dấu ranh giới hai quốc gia tan chảy, do đó một phần biên giới giữa Italy và Thụy Sĩ sẽ được điều chỉnh lại.

Hai quốc gia láng giềng, Thụy Sĩ và Italy, đã đạt được thỏa thuận thay đổi biên giới tại khu vực dưới đỉnh núi Matterhorn, một trong những đỉnh cao nhất của dãy Alps.

Thông thường, ranh giới giữa các quốc gia được xem như cố định, nhưng phần lớn biên giới giữa Thụy Sĩ và Italy lại được xác định bởi sông băng và cánh đồng tuyết. Vào ngày 27/9, chính phủ Thụy Sĩ đã nhấn mạnh rằng: "Với sự tan chảy của các sông băng, những yếu tố tự nhiên này sẽ thay đổi và đồng thời xác định lại biên giới quốc gia".

Theo thông tin từ CNN, Thụy Sĩ và Italy đã đồng ý về các điều chỉnh biên giới từ năm 2023, và chính phủ Thụy Sĩ đã chính thức phê duyệt việc thay đổi này vào ngày 27/9 vừa qua. Hiện tại, quy trình phê duyệt cũng đang được thực hiện tại Italy. Sau khi cả hai bên ký kết thỏa thuận, thông tin chi tiết về biên giới mới sẽ được công bố.

Đỉnh Matterhorn tại dãy Alps - Ảnh: Getty.

Châu Âu đang trải qua quá trình nóng lên nhanh chóng nhất trên toàn cầu, và điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các sông băng. Tại Thụy Sĩ, sông băng đang tan chảy với tốc độ đáng báo động, mất 4% thể tích trong năm 2023, chỉ đứng sau mức kỷ lục 6% vào năm trước. Ông Matthias Huss, nhà nghiên cứu sông băng tại trường đại học ETH Zürich, cho biết xu hướng này không có dấu hiệu dừng lại.

Dự báo cho thấy một nửa số sông băng trên thế giới có thể biến mất vào năm 2100, gây ra hàng loạt vấn đề, bao gồm nguy cơ lở đất và băng sụp đổ. Năm 2022, một sự cố sụp đổ sông băng ở dãy núi Alps của Italy đã khiến 11 người thiệt mạng.

Sự biến đổi của các sông băng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cấp nước ngọt, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước trong những đợt nắng nóng.

Ông Huss nhận định rằng việc điều chỉnh biên giới quốc gia chỉ là "một tác dụng phụ nhỏ" của sự tan chảy của các sông băng. Tuy nhiên, nó phản ánh sự tác động sâu sắc đến bản đồ thế giới, làm nổi bật những thay đổi lớn lao mà một thế giới đang nóng lên đang gây ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.