Israel phác thảo quan hệ trong tương lai với Dải Gaza

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant ngày 21/10 cho biết, nước này sẽ ngừng can dự vào Gaza sau khi đã hoàn thành chiến dịch quân sự trên bộ và đánh bại Hamas. Tờ Financial Times dẫn lời một quan chức Israel giấu tên cho biết, cách tiếp cận mới này có nghĩa là người dân Gaza sẽ không được phép vào Israel hoặc làm việc ở đó.

Trước đó, phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Quốc hội Israel ngày 20/10, ông Gallant nói với các nhà lập pháp rằng Israel sẽ không còn “trách nhiệm đối với cuộc sống hàng ngày ở Dải Gaza” một khi xung đột kết thúc.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel cũng vạch kế hoạch gồm ba giai đoạn nhằm lật đổ lực lượng vũ trang Hamas đang kiểm soát vùng lãnh thổ này. Trong đó, các cuộc ném bom dữ dội, hiện đã được tiến hành, và cuộc tấn công trên bộ sẽ là giai đoạn đầu tiên. Chiến dịch quân sự của Israel sẽ kết thúc bằng việc “thiết lập một thực thể an ninh mới cho người dân Israel” mà không cần triển khai binh lính thường trực ở Dải Gaza để quản lý cuộc sống hàng ngày của 2,3 triệu cư dân nơi đây.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant

Tờ Financial Times dẫn lời một quan chức Israel giấu tên nói rằng “Israel sẽ không tham gia vào việc tạo việc làm cho người dân Gaza” và tất cả các cửa khẩu biên giới hiện có giữa Gaza và Israel sẽ bị đóng.

Israel đã chiếm đóng và xây dựng các khu định cư ở Gaza từ năm 1967 đến năm 2005. Cho đến đợt leo thang xung đột mới nhất, Israel vẫn tiếp tục cung cấp các tiện ích cơ bản như nước và điện cho lãnh thổ đông dân của Palestine. Việc di chuyển của người dân và hàng hóa ở Gaza đã bị Israel hạn chế nghiêm ngặt trong nhiều năm.

Hãng tin Bloomberg ngày 21/10 cho biết các quan chức Mỹ và Israel đang tiến hành các cuộc đàm phán bí mật về tương lai của Gaza thời kỳ hậu Hamas. Theo hãng truyền thông này, một kịch bản hiện đang được xem xét là thành lập một chính phủ lâm thời được Liên hợp quốc và các quốc gia Arab hậu thuẫn. Cũng theo Bloomberg, các cuộc thảo luận vẫn đang ở giai đoạn đầu và không có gì đảm bảo rằng các nước láng giềng sẽ thực hiện theo các kế hoạch đã đề ra.

Xung đột giữa Hamas và Israel nổ ra vào ngày 7/10 sau khi nhóm vũ trang của Palestine tiến hành cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn và xâm nhập bất ngờ sang lãnh thổ Israel. Israel đáp trả bằng các cuộc không kích vào Gaza.

Theo các quan chức địa phương của cả hai bên, đến nay xung đột đã khiến ít nhất 4.100 người Palestine và 1.400 người Israel thiệt mạng, cùng hàng nghìn người khác bị thương. Liên Hợp Quốc và các nhóm nhân quyền đã cảnh báo về một thảm họa nhân đạo sắp xảy ra ở Gaza./.

(Nguồn: RT)

 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.