Trung Quốc kích hoạt thuế với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc đã quyết định kích hoạt thuế quan đối với khoảng 14 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Đây được xem là bước đi trả đũa của Bắc Kinh sau khi Mỹ thông báo sẽ áp dụng thuế 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tờ Financial Times dẫn nguồn tin từ đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết, thuế quan được áp dụng đối với một loạt hàng hóa, bao gồm khí hóa lỏng, dầu thô, than, thiết bị nông nghiệp và các mặt hàng khác. Khác với cách tiếp cận toàn diện của Mỹ, Trung Quốc chọn chiến lược nhắm vào những ngành xuất khẩu trọng yếu của Mỹ nhằm gây áp lực trong các cuộc đàm phán sắp tới.

Ngoài thuế quan, Bắc Kinh cũng công bố cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào Google, cáo buộc gã khổng lồ công nghệ Mỹ vi phạm luật cạnh tranh của Trung Quốc. Các chuyên gia tin rằng động thái của Trung Quốc đã để lại một số không gian để đàm phán với Washington nhằm giảm căng thẳng. Dự kiến, thuế quan sẽ có hiệu lực vào lúc 11:01 sáng 10/2 theo giờ Washington DC, tức khoảng 23h đêm nay (giờ Việt Nam).

Một số nhà phân tích tài chính ngạc nhiên khi Tổng thống Mỹ Donald Trump không vội đàm phán với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi mức thuế trả đũa của Trung Quốc có hiệu lực.

Ông Rodrigo Zeidan, Giáo sư Kinh doanh và Tài chính tại Đại học New Yorl, Mỹ cho biết: "Thật hơi ngạc nhiên khi chính phủ Mỹ để các công ty của mình chịu thiệt hại mà thậm chí không gọi điện cho Chủ tịch Trung Quốc. Rất nhiều công ty Mỹ chắc chắn đang vận động chính phủ, nhưng hiện tại, ông Trump không nghe bất kỳ ai".

Trong cuộc chiến thương mại này, có vẻ các doanh nghiệp Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Thuế trả đũa có thể khiến hàng hóa mà Trung Quốc nhập từ Mỹ trở nên đắt đỏ hơn, vì vậy các công ty Mỹ khó có thể xuất khẩu sang Trung Quốc. Nghiên cứu của Brookings ước tính rằng, có từ 400.000 đến 700.000 việc làm tại Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi thuế quan trả đũa. Những người mất việc làm đầu tiên sẽ là công nhân tại các công ty ô tô và xe tải, các công ty dầu khí và các công ty sản xuất thiết bị xây dựng.

Trong khi đó, các thương nhân Trung Quốc cho biết, họ đã chuẩn bị sẵn sàng. Nghĩa Ô, ở tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc, là trung tâm bán buôn lớn nhất thế giới về các mặt hàng và sản phẩm sản xuất nhỏ. Sản phẩm rất đa dạng, từ cây thông Noel đến đồ trang sức giả được xuất khẩu từ đây ra toàn cầu, bao gồm cả Mỹ.

Anh Zeng Hao, chủ của một công ty đồ chơi tại Nghĩa Ô, Trung Quốc cho biết: “Việc tăng thêm 50% (thuế quan) sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chúng tôi. Trước hết, sản phẩm của chúng tôi là sản phẩm có lợi nhuận cao. Ví dụ, nếu tôi bán ở đây với giá 5 nhân dân tệ, các nhà bán buôn có thể bán cho người tiêu dùng với giá 15 hoặc 20 nhân dân tệ, vì đây là mức giá tiêu chuẩn ở Mỹ. Ngay cả khi thuế quan tăng thêm 2,5 nhân dân tệ vào 5 nhân dân tệ (một món đồ chơi), thì tác động đối với người tiêu dùng cuối cùng cũng không quá đáng kể. Mỹ chiếm khoảng 80% lượng xuất khẩu của chúng tôi”.

Abby Jin, người mua sản phẩm tại Nghĩa Ô, giống như những khách hàng khác tại các thị trường như Mỹ, Australia và Trung Đông cho biết, các nhà cung cấp trong thành phố không thiếu đơn đặt hàng và đặt câu hỏi liệu Mỹ có thể tìm được nguồn thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc hay không.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.