Israel - Hezbollah: cuộc đối đầu bất phân thắng bại

Các cuộc tấn công và phản công giữa Israel và Hezbollah ngày càng tăng đã làm dấy lên nỗi lo sợ về một cuộc chiến tranh toàn diện. Israel có sức mạnh quân sự để tàn phá Beirut và các khu vực khác của Liban như đã làm ở Gaza, còn lực lượng Hezbollah dù đã suy yếu cũng có thể bắn hàng nghìn tên lửa vào các địa điểm chiến lược của Israel.

Hezbollah được coi là nhóm phi nhà nước được trang bị vũ khí mạnh nhất thế giới. Được cho là có sự hậu thuẫn của Iran và có trụ sở tại Liban ở phía đông Địa Trung Hải, nhóm Hồi giáo Shia này đã tham gia vào các cuộc đối đầu với lực lượng Israel tại biên giới phía Nam của Liban kể từ ngày 8/10. 

Các cuộc giao tranh xuyên biên giới đã làm dấy lên nỗi lo về một cuộc xung đột khu vực. Mặc dù không thể sánh với sức mạnh quân sự của Israel, nhưng kho vũ khí ngày càng tinh vi của Hezbollah có khả năng gây ra thiệt hại đáng kể cho Israel.

Israel có quân đội vượt trội hơn hẳn Hezbollah, nhưng nhóm được cho là do Iran hậu thuẫn này tự hào có tên lửa có tầm bắn lên tới 500km. Số lượng Tên lửa và rocket của nhóm này là 120.000 đến 200.000. Hezbollah vẫn tiếp tục tích trữ tên lửa và rocket kể từ cuộc xung đột gần nhất với Israel vào năm 2006. Các máy bay không người lái của Hezbollah hầu như đều do Iran cung cấp và được sử dụng cho mục đích giám sát và tấn công mục tiêu.

Phó thủ lĩnh Hezbollah

Trong suốt nhiều thập kỷ xung đột với Israel, Hezbollah đã tham gia vào cuộc chiến tranh không cân sức. Họ đã tìm cách gia tăng sức mạnh chính trị và quân sự, đồng thời tìm cách thiết lập sự răn đe bất chấp ưu thế quân sự của Israel. Nhưng Hezbollah vẫn luôn thận trọng. Nếu Israel tung hết hỏa lực tiêu diệt Hezbollah, thì nhóm này có thể mất mát đáng kể, thụt lùi nhiều năm - nếu không muốn nói là nhiều thập kỷ - và phá hủy phần lớn đất nước Liban, nơi đã sụp đổ dưới sức tàn phá của cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài.

Theo tuyên bố của Hezbollah và thống kê của CNN, nhóm này đã mất hơn 500 chiến binh, bao gồm cả chỉ huy, trong các cuộc đối đầu ở biên giới với Israel kể từ tháng 10/2023.

Các nhà phân tích quân sự ước tính Hezbollah có 30.000-50.000 quân, nhưng đầu năm nay, thủ lĩnh Hassan Nasrallah tuyên bố nhóm của ông có hơn 100 nghìn chiến binh và quân dự bị. Trong khi đó, ước tính Israel có 170 nghìn quân chính quy và 465 nghìn quân dự bị.

Phòng thủ trước tên lửa của Hezbollah, Israel có Hệ thống phòng không di động Mái vòm sắt, bao gồm 10 khẩu đội, mỗi khẩu đội mang theo ba đến bốn bệ phóng tên lửa cơ động, với mỗi tên lửa có giá ước tính từ 40.000 đến 50.000 USD. Ngoài ra, nước này còn có hệ thống David Sling và Arrow, phòng thủ tên lửa ở tầm cao hơn. Về mặt chiến lược, chúng tạo ra một rào cản phòng thủ chống lại tên lửa, súng cối và máy bay không người lái tấn công các khu vực đông dân cư và Israel trước đây đã tuyên bố tỷ lệ thành công trên 90%.

Israel cũng sẽ phải đối mặt với chiều sâu chiến lược của Hezbollah. Nhóm này là một phần của trục kháng chiến trải dài khắp Yemen, Syria, Gaza và Iraq. Trục này được Israel gọi là "vành đai lửa".

Người Houthi của Yemen đã thỉnh thoảng bắn vào các tàu thuyền ở Biển Đỏ.

Trong gần một năm, các đối tác của Hezbollah trong khu vực đã tham gia vào một cuộc xung đột âm ỉ với Israel và các đồng minh của nước này. Người Houthi của Yemen đã thỉnh thoảng bắn vào các tàu thuyền ở Biển Đỏ, một tuyến đường thương mại toàn cầu, cũng như vào Israel. Phong trào Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq, một nhóm chung của các phe phái Shiai theo đường lối cứng rắn, cũng đã phát động các cuộc tấn công vào các vị trí của Mỹ tại Iraq. 

Hezbollah liên minh mạnh mẽ với trục các nhóm chiến đấu do Iran lãnh đạo trải dài từ Gaza, Yemen, Syria và Iraq, trong đó Iran được cho là cung cấp vũ khí và đào tạo cho Hezbollah. Các nhóm đã tăng cường phối hợp kể từ cuộc tấn công ngày 7/10 năm ngoái.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.