ILO: Thất nghiệp tăng đột biến trên toàn cầu

Một cuộc khủng hoảng việc làm chưa từng có kể từ sau Thế chiến thứ 2.
"Dịch bệnh COVID-19 không chỉ gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe và cả xã hội", ILO nhấn mạnh trong báo cáo hôm 07/04.
Hơn 4/5 trong số 3,3 tỷ người lao động đã và đang có nguy cơ rơi vào cảnh thất nghiệp do nơi làm việc bị đóng của, hoạt động kinh doanh ngưng chệ.
Đại dịch đã gây ra cú sốc kinh tế nhân đôi giữa cung và cầu, do việc "đóng băng" toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thông vận tải.
Cú sốc kinh tế này phản ánh rõ nét qua tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến. Riêng tại Mỹ, chỉ hai tuần qua đã có tới 10 triệu đơn đăng ký thất nghiệp, nhiều hơn 800.000 đơn so với cuộc khủng hoảng năm 2008. Tại Canada là 2,13 triệu đơn xin thất nghiệp.
Tại Anh, con số này là 950.000 đơn từ ngày 16/03 đến 31/03, tăng gấp 10 lần so với bình thường.
Châu Âu có những chính sách hỗ trợ việc làm tốt hơn nên tỷ lệ thất nghiệp có bùng nổ nhưng chưa đáng kinh ngạc. Tại Đức, gần 500.000 công ty tạm dừng hoạt động, trong khi tại Pháp, khoảng 5,8 triệu người lao động, chiếm 1/4 trong khu vực tư nhân phải nghỉ việc.
"Những con số chưa từng thấy từ trước tới nay. Hậu quả của dịch bệnh hiện rõ ngay lập tức, khác với khủng hoảng tài chính năm 2008, cần có thời gian mới thất rõ được tỷ lệ thất nghiệp đáng kể", đại diện OECD đánh giá.
Vào giữa tháng 3, trong lần đánh giá đầu tiên về Covid-19, ILO ước tính rằng 25 triệu người có nguy cơ mất việc, thêm vào hàng ngũ thất nghiệp ước tính trên thế giới là 190 triệu người.
"Nếu tính theo số giờ làm việc thì trong Quý II, sẽ có khoảng 6,7% số giờ làm trên toàn cầu biến mấ, tương đương 195 triệu việc làm toàn thời gian bị hủy bỏ", Guy Ryder, Tổng giám đốc ILO giải thích.
Trong số đó, 125 triệu việc làm mất đi tại châu Á, 24 triệu tại Mỹ; 24,20 triệu tại châu Âu.
"Tỷ lệ thất nghiệp tùy từng khu vực sẽ tăng khác nhau. Song khu vực các quốc gia đang phát triển sẽ chịu tác động mạnh nhất", Guy Ryder, Tổng giám đốc ILO nhấn mạnh.
ILO nhấn mạnh các lĩnh vực có rủi ro cao nhất là: dịch vụ vận tải, khách sạn và nhà hàng, ngành sản xuất và thương mại bán lẻ. Điều này liên quan đến 1,25 tỷ công nhân bị sa thải, mất việc làm và thu nhập.
"Tất cả phụ thuộc vào sự kiểm soát của đại dịch và tốc độ thoát khỏi sự phong tỏa", ông Guy Ryder nhấn mạnh.
"Chúng ta đã có bài học sâu sắc tại cuộc khủng hoảng năm 2008. Thời điểm đó đã cho thấy rõ thế giới không có sự đoàn kết và phương cách hỗ trợ nhau, đặc biệt trong lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, để ngăn chặn đà suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp. Đại dịch lần này cần có sự hợp tác đồng bộ và hiệu quả giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, đặc biệt lưu ý tới những quốc gia kém phát triển trước tác động của đại dịch", ILO kêu gọi.


Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
0