ICJ không yêu cầu Đức dừng hỗ trợ quân sự cho Israel

Các thẩm phán tại Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) ngày 30/4 đã ra phán quyết bác bỏ việc ban hành một sắc lệnh khẩn cấp yêu cầu Đức ngừng xuất khẩu vũ khí sang Israel. Tuy nhiên, toà án cũng không chấp nhận yêu cầu của Berlin huỷ bỏ vụ án, để ngỏ khả năng tiếp tục đưa ra phán quyết về vụ việc trong tương lai.

Trước đó, Nicaragua đã đệ đơn kiện Đức lên Tòa án Công lý quốc tế, cáo buộc Berlin “tạo điều kiện cho hành động diệt chủng”.

Các luật sư của Nicaragua cho rằng Berlin đã vi phạm Công ước diệt chủng năm 1948 và luật pháp quốc tế khi cung cấp vũ khí cho Israel trong khi nhận thức được nguy cơ diệt chủng, điều mà Đức đã phủ nhận.

ICJ không yêu cầu Đức dừng hỗ trợ quân sự cho Israel.

ICJ, cơ quan tư pháp tối cao của Liên Hợp Quốc, là tòa án hàng đầu thế giới đứng ra giải quyết những khiếu nại pháp lý giữa các quốc gia về cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế.

Phán quyết của ICJ mang tính ràng buộc, nhưng cơ quan này không có phương thức đảm bảo thực thi phán quyết. Trong một số vụ trước đây, nước bị kiện vẫn phớt lờ phán quyết của tòa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.

Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.