Huyền thoại về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn (Tập 7)

Phạm Xuân Ẩn tên thật là Phạm Văn Thành, là một Thiếu tướng tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam, cuộc đời hoạt động của ông gắn liền với các biệt danh X6, Trần Văn Trung hay Hai Trung... Ông từng là nhà báo và phóng viên cho các tờ Reuters, tạp chí TIME, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor... Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ngày 15/01/1976. Là một nhà tình báo Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng như các đồng đội của mình, ông đã cống hiến trọn vẹn tài năng, tâm huyết để giúp cho sự nghiệp giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Quan điểm của ông là bất cứ kẻ ngoại xâm nào, đều phải bị quét sạch ra khỏi đất nước để mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Đó là tư tưởng yêu nước cực kỳ vĩ đại, tư tưởng mà thế hệ sau luôn phải ghi nhớ và noi theo.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Vì nỗi khắc khoải của những mảnh đời biệt ly, vì chính sách trả thù tàn bạo mà chế độ Diệm Nhu đã thực thi đối với gia đình những người ra Bắc tập kết... không thể dồn nén trong im lặng được nữa, Hà Nội đã cất tiếng. Không điều gì có thể ngăn cản Thủ đô dậy lên khát vọng thống nhất và niềm tin cho cuộc đấu tranh chính nghĩa? Vì trong lòng Hà Nội có miền Nam ruột thịt.

Tròn nửa thế kỉ trước, lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu khoảnh khắc lịch sử, kết thúc hai thập kỷ chia cắt đất nước. Hà Nội - từ một công trình quân sự bí mật nằm dưới những bức tường đá cổ của Hoàng thành Thăng Long, đã tham gia vào cuộc chiến dù cách xa mặt trận hơn 1.500km. Đây là câu chuyện về Tổng hành dinh và những bức điện mật đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử.

Tấm bản đồ "Bà má tham mưu" là chiếc chìa khóa quan trọng giúp Trung đoàn 27, Sư đoàn 320B tiến thẳng vào Sài Gòn, giảm đi nhiều thương vong, giữ được sức cho toàn lực lượng với gần 3.000 người, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc và trở thành hành trình mãi mãi ở trong tâm trí Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu.

Cái tứ “Huế cầm tay Sài Gòn, Hà Nội” đã thành một biểu tượng đầy tình cảm khi ba thành phố kết nghĩa được nhân cách hóa. Đã có một thời, người Hà Nội mang đầy khát vọng thống nhất. Họ ký thác điều này vào những bài ca.

“Gửi những ước mong” là câu chuyện của những người công tác trong ngành đường sắt với ký ức về chuyến tàu Thống Nhất được nối liền năm 1976. Ở đó, có những câu chuyện về người thân, gia đình ở miền Nam, câu chuyện về những năm tháng chiến tranh, ký ức về Hà Nội… Phim cũng gợi nhắc về không gian mang khát vọng, mong muốn hòa bình, thống nhất: Đường Giải Phóng, Công viên Thống Nhất… gắn với tình cảm mà những nhân vật trong phim dành cho Hà Nội và hai miền Nam Bắc.

Tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, bên hiện vật lá cờ của quân giải phóng có bìa một cuốn tạp chí, mà trên đó in một tấm bản đồ dường như vẽ tay. Tấm bản đồ đó đã trở thành chiếc chìa khóa mở đường cho một cánh quân tiến dần đến thời khắc thống nhất đất nước.