Hungary phê chuẩn yêu cầu gia nhập NATO của Thuỵ Điển

Với 188 phiếu thuận và 6 phiếu chống, cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Hungary đã xóa bỏ rào cản cuối cùng đối với nỗ lực trở thành thành viên NATO của Thụy Điển.
“Hôm nay là một ngày lịch sử,” Thủ tướng Thụy Điển Kristersson viết trên mạng xã hội X ngay sau cuộc bỏ phiếu. “Thụy Điển sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của mình đối với an ninh Châu Âu-Đại Tây Dương.”
Thụy Điển sẽ chính thức gia nhập liên minh sau khi nộp văn kiện gia nhập với chính phủ Mỹ, cơ quan lưu giữ Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg xác nhận Thụy Điển sẽ trở thành thành viên của khối khi tất cả các đồng minh đã chấp thuận nỗ lực gia nhập của nước này.
Ông nói: “Tư cách thành viên của Thụy Điển sẽ khiến tất cả chúng ta mạnh mẽ hơn và an toàn hơn”.
Với việc Thuỵ Điển gia nhập NATO, liên minh quân sự này sẽ có 32 thành viên.
Thụy Điển và Phần Lan cùng nộp đơn xin gia nhập NATO vào năm 2022, sau khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Trong khi hầu hết các thành viên của khối nhanh chóng phê chuẩn cả hai đơn đăng ký, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn từ chối. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan yêu cầu các quốc gia Bắc Âu trước tiên phải dẫn độ những phần tử khủng bố người Kurd và Gulenist, còn Thủ tướng Viktor Orban cáo buộc Stockholm và Helsinki “truyền bá những lời dối trá trắng trợn về Hungary.”
Hungary đã chấp thuận đơn đăng ký của Phần Lan vào năm ngoái, nhưng đảng Fidesz của Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã từ chối tổ chức bỏ phiếu về đề xuất của Thụy Điển cho đến khi Thủ tướng nước này Ulf Kristersson đến thăm Budapest để thảo luận với người đồng cấp Hungary về hợp tác quốc phòng và an ninh hôm 23/2.
Trong cuộc đàm phán, ông Kristersson đã đồng ý rằng Thụy Điển sẽ bán cho Hungary 4 máy bay chiến đấu Saab Gripen do Thuỵ Điển sản xuất để bổ sung vào phi đội 14 chiếc của quân đội Hungary. Ông Orban nói với các phóng viên rằng thương vụ này giúp “xây dựng lại niềm tin” giữa hai nước.
Với việc nộp đơn xin gia nhập NATO, Thụy Điển đã từ bỏ chính sách trung lập kéo dài hai thế kỷ. Nga đã nhiều lần lên án việc NATO mở rộng về phía đông thời hậu Chiến tranh Lạnh, với việc Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hồi tháng trước cáo buộc Mỹ “lôi kéo các nước trung lập” vào khối nhằm mục đích đối đầu với Nga.
Sau khi Phần Lan gia nhập liên minh vào năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố thành lập một quân khu mới giáp với quốc gia Bắc Âu này. “Không có rắc rối nào” trước khi Phần Lan gia nhập khối, ông nói vào tháng 12 năm ngoái, và cho biết thêm rằng “bây giờ sẽ có”./.
(Theo CNN, RT)


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0