Hungary phản đối Ukraine gia nhập EU

Hungary sẽ phủ quyết các đề xuất cho phép Ukraine khởi động quá trình đàm phán về tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) cũng như nhận các khoản viện trợ tài chính và quân sự khổng lồ.

Tuyên bố trên được Thủ tướng Viktor Orban đưa ra trong một cuộc phỏng vấn ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo khối này diễn ra từ ngày 14-15/12. Ông Orban đồng thời nói thêm rằng việc tiếp nhận quốc gia bị chiến tranh tàn phá này sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước được đối với EU.

Viện dẫn nạn tham nhũng và sự phủ nhận quyền của hàng chục nghìn người Hungary sống ở miền Tây Ukraine, ông Orban khẳng định ông sẽ ngăn chặn nỗ lực gia nhập EU của Kiev, vì theo quy định, đề xuất này đòi hỏi phải có sự đồng thuận của lãnh đạo tất cả 27 quốc gia trong khối.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Nguồn: Reuters

Phát biểu trước các nhà lập pháp tại quốc hội Hungary hôm 13/12, thủ tướng Orban nói rằng thời điểm đưa Ukraine vào EU “vẫn chưa đến” và việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Kiev phải là điều kiện tiên quyết để bắt đầu các cuộc đàm phán về tư cách thành viên.

Orban nói: “Chúng tôi quan tâm đến một Ukraine hòa bình và thịnh vượng, nhưng điều này đòi hỏi phải thiết lập hòa bình càng nhanh càng tốt và tăng cường làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác chiến lược”.

“Mọi thứ đều có thời điểm đã định, nhưng thời điểm Ukraine trở thành thành viên Liên minh châu Âu vẫn chưa đến” ông nói thêm.

Ngoài tuyên bố ngăn chặn các cuộc đàm phán cho phép Ukraine gia nhập EU, Hungary còn liên tục phát đi tín hiệu rằng họ sẽ phủ quyết gói hỗ trợ tài chính cho Kiev trị giá 50 tỷ euro (54,1 tỷ USD), một quan điểm được cho là khiến các đối tác EU của Hungary thất vọng. Các nước này nhấn mạnh rằng viện trợ cho Ukraine và tư cách thành viên của Kiev rất quan trọng đối với an ninh của châu Âu.

Hungary phụ thuộc lớn vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga và thủ tướng Viktor Orban được coi là đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở châu Âu. Chính phủ Hungary thường xuyên ngăn chặn các biện pháp trừng phạt chống Moscow liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine và tìm cách tiếp cận nguồn cung cấp dầu khí bổ sung từ Nga.

Hôm 13/12, ông Orban phản đối quyết định của Ủy ban châu Âu- cơ quan điều hành của EU, rằng Ukraine đã đáp ứng một số yêu cầu được đặt ra làm điều kiện để bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập. Ông cũng lập luận rằng tư cách thành viên của Ukraine sẽ định hướng lại hệ thống mà Liên minh châu Âu sử dụng để phân phối nguồn vốn cho các nước thành viên, dẫn đến việc Hungary sẽ nhận được ít nguồn vốn hơn.

“Quan điểm của chính phủ Hungary hiện nay là việc Ukraine nhanh chóng gia nhập Liên minh châu Âu sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước được. Việc Ukraine gia nhập nhanh chóng không phục vụ lợi ích của Hungary hay Liên minh châu Âu” ông nói.

Theo các nhà phân tích, nếu Hungary vẫn giữ quan điểm phản đối, EU sẽ cần một hội nghị thượng đỉnh khác vào đầu năm tới để thông qua những vấn đề về Ukraine. Tờ Financial Times dẫn một số nguồn tin cho rằng, Ủy ban Châu Âu đang xem xét sẽ giải ngân 10 tỷ euro trong khoảng 30 tỷ euro tiền phong tỏa từ Hungary, vì EU trước đó cho rằng Budapest đã làm tổn hại đến sự công bằng dân chủ ở nước này. Tuy nhiên, không rõ liệu 10 tỷ euro mà Brussels giải ngân có đủ để thuyết phục thủ tướng Orban dỡ bỏ quyền phủ quyết của mình hay không. Các nguồn tin cho biết, EU lo ngại đến mức đang lên phương án thực hiện các kế hoạch B và C.

                                                                                            (Nguồn: Reuters, ABC News, Financial Times)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.

Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.

Các máy bay chiến đấu Su-35S của Nga đã bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát radar trên không tại Ukraine - một vai trò vốn trước đây chỉ dành cho A-50U cỡ lớn.

Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh.

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.