Hợp tác hàng hải xanh giữa Na Uy và Việt Nam
Na Uy là quốc gia vận tải biển lâu đời, hiện đang dẫn đầu xu hướng xanh hóa ngành trong lĩnh vực hàng hải toàn cầu. Sự tham gia của 7 công ty hàng đầu của Na Uy về lĩnh vực hàng hải tại triển lãm Vietship 2025 đã mang đến nhiều giải pháp đổi mới, giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

“Giải pháp của chúng tôi là dùng một loại vật liệu mới trong đóng tàu. Đó là sợi carbon - nguyên vật liệu nhẹ, thân thiện với môi trường và giảm trọng lượng tàu, tốc độ nhanh hơn và tiêu tốn ít nhiên liệu. Chúng tôi hy vọng tìm được đối tác Việt Nam qua sự kiện này”, Ông Jorge Veiga, Giám đốc kinh doanh Công ty Brodrene của Na Uy, chia sẻ tại Vietship 2025.

Cụm công nghiệp hàng hải của Na Uy được coi là một trong những cụm chuyên ngành toàn diện nhất thế giới, bao gồm tất cả các chủ thể liên quan như hãng tàu, công ty môi giới, dịch vụ bảo hiểm và tài chính, tổ chức đánh giá phân loại, xưởng đóng tàu, các công ty sản xuất thiết bị tàu biển, giáo dục hàng hải, nghiên cứu và phát triển (R&D) hàng hải, hệ sinh thái nuôi biển toàn diện, các cơ quan quản lý hàng hải, tổ chức sử dụng lao động và các tổ chức phi chính phủ. Nổi tiếng trên thế giới về trình độ chuyên môn cùng các giải pháp hàng hải bền vững, toàn hệ thống cụm hàng hải đang nỗ lực hết mình vì mục tiêu giảm phát thải carbon của ngành.


“Gian hàng Na Uy sẽ là nơi các công ty giới thiệu các giải pháp và công nghệ hàng hải tiên tiến của mình, đồng thời cũng là nơi để họ trao đổi kiến thức, mở rộng mạng lưới kinh doanh và thảo luận các cơ hội hợp tác tiềm năng với các đối tác, vì mục tiêu phát triển xanh hóa và giảm phát thải khí carbon của ngành hàng hải ở Việt Nam và trên toàn cầu”, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken nhấn mạnh.

“Ngành công nghiệp hàng hải của Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi xanh và giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu. Nếu có một lời khuyên dành cho các doanh nghiệp Việt Nam, tôi sẽ nói về sự cần thiết phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Tổ chức Hàng Hải Quốc tế. Việc tuân thủ có ý nghĩa rất quan trọng vì nó không chỉ bảo đảm sự an toàn của các hoạt động hàng hải mà còn đảm bảo tối ưu hoá nhiên liệu, góp phần giảm phát thải và thực hiện mục tiêu chung của ngành”, ông Lucasz Luwanski, Giám đốc phụ trách hàng hải khu vực châu Á Thái Bình Dương DVN của Na Uy, chia sẻ.

Đến với gian hàng Na Uy, khách tham quan được khám phá các triển lãm tương tác, trò chuyện với đại diện của các công ty Na Uy, qua đó tìm hiểu về các giải pháp và sáng kiến tiên tiến của họ.
Ngoài ra, các công ty Na Uy cũng sẽ tham gia các hội thảo chuyên ngành và gặp gỡ riêng các công ty có quan tâm. Trong số 7 công ty Na Uy có mặt tại triển lãm, Vard, Jotun, DNV, và Metizoft là các công ty đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Các công ty Bergen Engines AS, Brødrene Aa và Brunvoll AS là những công ty mới đang bắt đầu quá trình tìm hiểu thị trường Việt Nam.


FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.
Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
Giá vàng trong nước ngày 19/4 bất ngờ lao dốc không phanh với mức giảm lên tới 8,5 triệu đồng/lượng so với mức đỉnh ngày 18/4, khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang.
Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.
0