Hôn mê, nguy kịch vì uống nước kiềm chữa bệnh
Điển hình là trường hợp bệnh nhân nữ 67 tuổi, phát hiện mắc bệnh tự miễn của tuyến giáp (Basedow) cách đây một tháng. Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã kê đơn để bệnh nhân điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, thay vì tuân thủ phác đồ, bệnh nhân đã tự ý ngừng thuốc để uống nước kiềm theo hướng dẫn của một "thầy lang" trên Facebook.
Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng hôn mê GCS 6 điểm, thân nhiệt 40 độ C, tuyến giáp to độ 2. Kết quả xét nghiệm cho thấy, hormone giáp tăng cao, siêu âm phát hiện bướu giáp lan tỏa, điểm bão giáp theo thang điểm Burch & Wartofsky lên tới 95 điểm. Chẩn đoán hiện tại của bệnh nhân: cơn bão giáp - hôn mê - viêm phổi/Basedow - sử dụng nước kiềm.
Sau khi được điều trị bằng thuốc kháng giáp, kiểm soát nhịp tim, bù dịch và kháng sinh trong 3 ngày, bệnh nhân vẫn hôn mê, phải thở máy kiểm soát.

Một ví dụ khác là trường hợp 3 bệnh nhân bị suy thận, đang phải chạy thận nhân tạo chu kỳ ở Bệnh viện Đa khoa Lai Châu, nhưng đã tự ý ngừng chạy thận, xuống Thanh Oai uống nước kiềm.
Theo phương pháp này, mỗi người uống 6 lít nước/ngày, nhịn ăn hoàn toàn trong 15-20 ngày. Tuy nhiên, các bệnh nhân này chỉ uống khoảng 2-3 ngày đã xuất hiện tình trạng khó thở, hôn mê phải nhập viện cấp cứu.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, các bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn ý thức, suy hô hấp, tổn thương cơ tim nặng, phù phổi cấp do biến chứng quá tải dịch trên bệnh nền suy thận mạn. Các bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu cấp cứu ngay khi tiếp nhận. Kết quả xét nghiệm lượng urê, kali và creatinin trong máu tăng rất cao.
Các chuyên gia, bác sĩ cho rằng, bệnh nhân đang điều trị không nên tự ý bỏ thuốc và sử dụng phương pháp phản khoa học bởi cách làm này khiến bệnh trở nặng, thậm chí bệnh nhân còn lâm vào tình trạng nguy kịch, có nguy cơ tử vong cao.
Việc uống quá nhiều nước bình thường như nước lọc hay nước đun sôi để nguội trong một ngày, kể cả ở người khỏe mạnh đã rất nguy hiểm, bởi có thể gây nguy hại cho cơ thể như: phù thũng, phù phổi, pha loãng máu, hạ natri máu, phù não, hôn mê, co giật và tử vong, chưa nói đến việc sử dụng lượng lớn nước kiềm mỗi ngày.
Môi trường dịch axít của dạ dày với pH 1,5-3,5 lúc bình thường đóng vai trò như hàng rào bảo vệ cơ thể, diệt bớt các vi trùng gây bệnh có trong thức ăn, nước uống trước khi chúng đi sâu xuống đường tiêu hóa. Việc uống quá nhiều nước làm độ axít của dịch dạ dày bị giảm do pha loãng, các vi trùng gây bệnh khi qua dạ dày không bị tiêu diệt, tiếp tục đi sâu xuống ruột và gây bệnh.
Uống nhiều nước kiềm ngoài việc gây thừa nước còn làm thay đổi pH của máu, dẫn đến nhiễm kiềm chuyển hóa. Khi uống nhiều nước kiềm, pH cơ thể bị tăng lên, gây rối loạn cảm giác, hôn mê, kali máu bị hạ dẫn tới loạn nhịp tim, liệt, thậm chí gây tử vong.
Theo TTXVN


Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra rà soát toàn bộ các sản phẩm dinh dưỡng đang có tại các bệnh viện và khẳng định quan điểm xử lý nghiêm, không bao che với mọi sai phạm.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.
Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.
Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.
Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.
Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.
0