Hơn 5000 người tham gia đêm khai mạc Lễ hội Áo dài
Ngay từ sớm, nhiều du khách đã có mặt tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Áo dài là trang phục mà TP.HCM khuyến khích người dân sử dụng trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Không khí vui tươi, náo nhiệt và đầy màu mắc diễn ra trên khắp phố đi bộ, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Nhiều không gian tiểu cảnh dành cho việc check in cũng được người dân hưởng ứng đông đảo.
“Tôi là người dân TP.HCM nên tôi cũng đã được chứng kiến nhiều lần lễ hội áo dài. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi tham gia vào hoạt động đồng diễn áo dài. Tôi cảm thấy rất vui, tôi cũng đã chuẩn bị khá nhiều cho hoạt động lần này. Việc được trực tiếp tham gia như thế này khiến tôi nghĩ rằng mình đã trở thành một phần của lễ hội và tôi phải có trách nhiệm với Lễ hội Áo dài”, chị Nguyễn Thị Mỹ Trinh, quận 3, TP.HCM chia sẻ.

Điểm nhấn trong đêm khai mạc, ngoài chương trình nghệ thuật hấp dẫn, công chúng được thưởng thức Chương trình nghệ thuật gồm 2 chương: Chương 1 với chủ đề “Áo dài - Tâm hồn Việt, Văn hóa Việt” và Chương 2 với chủ đề “Áo dài ra thế giới”; đồng thời chiêm ngưỡng các bộ sưu tập 800 mẫu áo dài nổi bật được chế tác công phu, tài hoa từ bàn tay khéo léo và sáng tạo của 30 nhà thiết kế áo dài nổi tiếng, không chỉ mang đậm niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt Nam; cùng sự tham gia đồng hành của 22 văn nghệ sĩ, người nổi tiếng, các hoa hậu, á hậu… với vai trò đại sứ hình ảnh cho Lễ hội.

Phát biểu tại sự kiện khai mạc, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP. HCM nhấn mạnh: "Áo dài là một trong những trang phục đặc trưng, gắn với đời sống sản xuất và sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam qua nhiều thế hệ. Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của áo dài cũng chính là góp phần nuôi dưỡng, vun đắp, xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam."
Phần thiết kế dàn dựng sân khấu công phu, sáng tạo, tạo sự khác biệt về cách thức, nội dung trang trí với các mùa Lễ hội trước, nhằm đánh dấu chặng đường 10 năm phát triển; sử dụng hệ thống ánh sáng hiện đại; lần đầu tiên dàn nhạc cụ được biểu diễn trực tiếp để thổi hồn vào các tiết mục nghệ thuật phục vụ công chúng; lực lượng diễn viên hùng hậu tham gia là những người đã có quá trình đóng góp từ 10 mùa lễ hội trước; các đại sứ du lịch là những gương mặt thân quen từ những lĩnh vực khác nhau nhưng đều có chung tình yêu đối với chiếc áo dài truyền thống dân tộc, tự nguyện chia sẻ thời gian, góp tâm sức để duy trì và lan tỏa vẻ đẹp của chiếc áo dài.
“Chúng tôi muốn tạo ra một số những nét mới. Đầu tiên là sự tương tác về áo dài. Ngoài lễ hội ra thì chúng tôi muốn đẩy mạnh về phần hội nhiều hơn có sự tương tác của người dân cũng như du khách trong nước và quốc tế đến với TP.HCM trong sự kiện này. Lễ hội áo dài cũng được truyền thông quảng bá đến du khách trong nước và quốc tế thông qua các kênh truyền thông khác nhau. Chúng tôi tổ chức các mô hình tiểu cảnh, các điểm để du khách có thể chụp hình check in và có tương tác nhiều hơn với áo dài cũng như du khách có thể tham gia thử những trang phục áo dài và chụp ảnh với áo dài xuyên suốt trong sự kiện lần này”, ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết thêm.

Nhằm đánh dấu chặng đường 10 năm phát triển, Lễ hội Áo dài TP.HCM được hướng tới để trở thành sản phẩm du lịch – văn hóa độc đáo hàng năm, truyền cảm hứng về áo dài truyền thống của Việt Nam đến người dân thành phố và bạn bè quốc tế, thu hút du khách đến tham quan thành phố.
Lễ hội Áo dài TP.HCM lần thứ 10 diễn từ ngày 7/3 đến 17/3 với nhiều hoạt động đặc sắc, nổi bật tại các địa điểm: công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên Lam Sơn, nhà văn hóa thanh niên, bảo tàng Áo dài...


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).
Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.
0