Hơn 1 triệu học sinh được học an toàn trên internet

Sau hơn 1 năm triển khai dự án "Be Internet Awesome - Em an toàn hơn cùng Google", đã có hàng nghìn giáo viên ở các tỉnh, thành phố được tập huấn giảng dạy trẻ kỹ năng sử dụng internet an toàn và hiệu quả, với hơn 1 triệu học sinh hưởng lợi từ chương trình.

Ngày 25/11, Google phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông tổng kết dự án giáo dục "Be Internet Awesome - Em an toàn hơn cùng Google" sau hơn 1 năm triển khai tại Việt Nam.

 Tổ chức tập huấn trực tiếp cho thầy, cô giáo và học sinh tiểu học tại Hà Nội.

Khởi động từ tháng 10-2021, dự án "Be Internet Awesome - Em an toàn hơn cùng Google" cung cấp bộ giáo trình đa dạng và hoàn toàn miễn phí, cùng trò chơi interland phiêu lưu về an toàn kỹ thuật số.

Năm 2022, Google giới thiệu "Internet phiêu lưu ký" phiên bản Việt hóa, giúp các bậc cha mẹ cùng trẻ học hỏi và phát triển trong môi trường mạng một cách tự tin và an toàn. Riêng bộ giáo trình được thiết kế đặc biệt nhằm hướng dẫn trẻ sử dụng internet một cách an toàn, cẩn trọng và tránh các hành vi xấu có nguy cơ ảnh hưởng tới trẻ, cũng như dạy trẻ các nguyên tắc cơ bản về an toàn kỹ thuật số và quyền công dân số để các em có thể tự tin khám phá thế giới trực tuyến.

Theo đại diện Google, sau hơn 1 năm triển khai dự án "Be Internet Awesome - Em an toàn hơn cùng Google", đã có 7.443 giáo viên tại 1.115 trường tiểu học ở 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái được tập huấn giảng dạy trẻ kỹ năng sử dụng internet an toàn và hiệu quả với hơn 1 triệu học sinh hưởng lợi từ chương trình.

Chương trình nhận được sự đồng hành của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng quốc gia - VNCERT/CC (Bộ Thông tin và Truyền thông), Trung tâm Sức khỏe gia đình và Phát triển cộng đồng (C.F.C Việt Nam), các sở giáo dục và đào tạo cùng trường học tại nhiều tỉnh, thành phố trong việc biên soạn và tổ chức thẩm định tài liệu bồi dưỡng giáo viên. Trong tháng 7-2022, chương trình đã tổ chức tập huấn cho giáo viên tại các địa phương, như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hà Nam.

Đánh giá về dự án, đại diện VNCERT/CC cho biết, đây là chương trình hữu ích, có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, góp phần triển khai Quyết định 830/QĐ-TTg ngày 1-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025.

Cũng theo đại diện Google, chương trình mong muốn nội dung giáo trình hướng dẫn trẻ sử dụng internet một cách an toàn được áp dụng rộng rãi, không ngừng tạo nên môi trường an toàn mạng dành cho trẻ em Việt Nam. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 2.000 học sinh đến từ các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.

Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.

Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.