Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 15) - Hữu Mai

Sau khi thực hiện chiến dịch Lý Thường Kiệt và một tháng chiến tranh du kích, ta đã diệt và bắt được khoảng 500 quân địch. Không rõ số bị thương, nhưng lực lượng của ta bị tiêu hao rất nhiều. Đây cũng là một trong những thất bại không mong muốn, mà nguyên nhân chính là do việc di chuyển bộ đội quá chậm nên địch phát hiện và đối phó. Đứng trước những tổn thất đó và trước diễn biến tình hình tương đối phức tạp, đặc biệt là việc Pháp cho tấn công chiếm Hòa Bình, Trung ương có những quyết định chỉ đạo và hướng tấn công như thế nào?
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ở phần này mở ra một đêm đặc biệt, đêm Xiêm kể cho Lượng nghe tất cả tâm tư. Đó không chỉ là câu chuyện về một người con gái vùng cao đã đi qua nhiều mất mát mà còn là khoảnh khắc hiếm hoi khiến người lính trẻ rung động và bối rối hơn cả khi đứng trước họng súng địch.

Trong khói lửa mịt mù của chiến dịch Khe Sanh có những dấu chân lặng lẽ nhưng gan góc, bền bỉ, đang len lỏi qua từng chiến hào băng qua ngổn ngang tàn tích chiến trường để tiếp tế cho đồng đội. Đó là bác Đảo - người lính vận tải, trở thành một phần quen thuộc giữa những cung đường gập ghềnh đạn pháo. Không chỉ mang cơm tiếp nước, bác còn trở thành người dẫn tù binh đưa những kẻ bại trận trở về phía sau theo đúng tinh thần nhân đạo của cách mạng.

Trận chiến diễn ra không chỉ đơn thuần là một trận đánh, nó là một mảnh ghép quan trọng trong kế hoạch phối hợp toàn chiến trường, là phát súng mở màn cho một chiến dịch lớn của quân và dân ta. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo thiếu thốn từ lương thực đến đạn dược, người lính vẫn giữ vững tay súng, vững lòng tin không phải vì họ không biết sợ mà bởi trong trái tim họ là ý chí của cả một dân tộc không khuất phục, không lùi bước. Đó là những ngày mà tinh thần chiến đấu của người lính trở thành ánh lửa soi đường bừng lên giữa khói lửa chiến tranh.

Trong bối cảnh chiến trường căng thẳng, địch liên tục thả bom B52 gây tàn phá nặng nề, Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 5 nhận lệnh gấp rút xuất kích dù chưa chuẩn bị đầy đủ. Các chiến sĩ hành quân khẩn trương giữa tiếng bom và khói lửa. Chính ủy Kinh trực tiếp xuống nắm chỉ huy, thúc giục tinh thần bộ đội, đồng thời đối mặt với nỗi lo về sự sống còn của đơn vị trong chiến trận đầu tiên của Trung đoàn. Một số chiến sĩ dù bị thương nhưng với ý chí và lòng dũng cảm, sự kiên cường họ lại xin tiếp tục chiến đấu.

Sau chuyến nghỉ phép về thăm nhà, Khuê trở lại đơn vị với nỗi đau thầm lặng khi nhà của gia đình anh bị bom đánh sập, mẹ và em gái mất chỉ còn lại cha già ốm yếu. Trong thời gian ngắn ở nhà, Khuê tranh thủ dựng lại căn nhà, sửa mộ mẹ và em, cùng dân quân chuẩn bị tiếp tục lên đường chiến đấu. Vào đêm trở lại đơn vị, anh nhận được lời dặn hiếm hoi và đầy xúc động từ người cha già ốm yếu của mình.

Cuộc gặp gỡ xúc động, phức tạp giữa Lượng và gia đình ông Phang trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt. Lượng tìm đến nhà cụ Phang, tuy nhiên cảnh tượng mà anh chứng kiến lại là một gia đình tan nát bởi chiến tranh, là nỗi đau thầm lặng trong lòng ông cụ khi phải đối mặt với sự thật là chính con trai ruột của mình đã quay súng về phía cách mạng, là ánh mắt câm lặng của Xiêm - người đàn bà trẻ gánh chịu nhiều cay đắng.