Hội nghị lớn, kết quả nhỏ
Về cơ bản, COP29 diễn ra, kết thúc và đạt kết quả giống như nhiều hội nghị đã được tổ chức trước đó. Tức là thành phần tham dự rất đông đảo và đa dạng, các cuộc thảo luận và tranh luận rất sôi động và thậm chí còn cả gay gắt, các hoạt động vận động hành lang và tập hợp lực lượng được rất coi trọng; sự kiện phải đi vào hiệp phụ để đạt được sự nhất trí về bản tuyên bố chung giúp cho hội nghị không bị thất bại; kết quả đạt được không tương xứng với tầm vóc của sự kiện; sự đồng thuận quan điểm tại hội nghị vẫn chỉ tối thiểu và do đó kết quả đạt được cũng vẫn chỉ tối thiểu.
Cho dù nhỏ thì kết quả của Hội nghị COP29 ở Baku vẫn rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn bởi mọi tiến triển trong công cuộc bảo vệ khí hậu trái đất, cho dù còn nhỏ và chưa thể đủ vẫn hơn không và vẫn giúp thế giới chống đỡ những tác động và hệ luỵ đầy nguy hại của sự biến đổi khí hậu trên trái đất.
Kết quả đáng kể nhất của Hội nghị COP29 là các nước phát triển cam kết đóng góp hàng năm 300 tỷ USD trong thời gian 10 năm tới cho công cuộc chống biến đổi khí hậu trái đất. Con số này chỉ bằng khoảng một phần tư số tiền mà các nhà khoa học trên thế giới cho rằng cần để thành công trong công cuộc chống biến đổi khí hậu trái đất, nhưng cũng đã lớn gấp ba lần mức độ cam kết của các nước phát triển tại các hội nghị trước đấy.
Các cuộc tranh luận ở hội nghị tập trung chủ yếu vào việc tìm kiếm nguồn tài chính để chi cho công cuộc chống biến đổi khí hậu trái đất nên những chủ đề nội dung khác trên chương trình nghị sự bị lấn át, chẳng hạn như nội dung về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ngừng sử dụng nhiên liệu hoá thạch hay xác định lại mục tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện cho việc giảm mức độ tăng của nhiệt độ trái đất.
Hội nghị đạt được thành quả nhất định, nhưng không ai hài lòng vì diễn biến không được toàn diện và vì tốc độ quá chậm chạp của công cuộc bảo vệ khí hậu trái đất.
Bài học lớn nhất từ Hội nghị COP29 là thế giới phải thay đổi cách tiếp cận, các hội nghị tiếp theo không thể chỉ bàn về khía cạnh tài chính chung chung mà phải hướng tới phân bổ cụ thể trách nhiệm đóng góp tài chính, phải mở rộng phạm vi thành phần các nước đóng góp tài chính, phải ràng buộc các nước cam kết đóng góp tài chính vào trách nhiệm thực hiện cam kết và phải bàn thảo nhiều hơn về việc thực hiện những dự án, kế hoạch và chương trình cụ thể, phải coi trọng hơn tới các khía cạnh khác của việc chống biến đổi khí hậu trái đất. Ngoài ra, đã đến lúc phải cải tổ cơ bản khuôn khổ hội nghị này để đạt được hiệu quả cao hơn trên thực tế.
Kênh RT của Nga ngày 3/5 dẫn lời của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết, Washington sẽ không từ bỏ các nỗ lực nhằm làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine.
Tờ Washington Post ngày 2/5 đưa tin, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn tại Cơ quan tình báo trung ương và nhiều đơn vị tình báo khác.
Khoảng 2,75 triệu cử tri Singapore đã đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 14 của quốc đảo này kể từ khi giành độc lập vào hôm nay, ngày 3/5.
Hãng tin Bloomberg đưa tin, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét gói trừng phạt kinh tế mới với Nga. Mục tiêu của biện pháp này là nhằm gây áp lực buộc Moscow tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình với Kiev.
Trung Quốc sản xuất 80% đồ chơi cho Mỹ – nếu không sớm đạt được thỏa thuận thương mại, năm nay người dân Mỹ có thể không có Giáng sinh.
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa phê duyệt gói huấn luyện và hỗ trợ kỹ thuật F-16 trị giá 310,5 triệu USD cho Ukraine, bao gồm các nâng cấp và điều chỉnh cho máy bay, đào tạo nhân sự liên quan đến vận hành, bảo trì và hỗ trợ duy trì; cùng với các phụ tùng thay thế.
0