Hội nghị cấp cao AI ở Paris: Hình thành thế chân vạc
Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng và khuấy động thế giới với việc sử dụng thuế quan bảo hộ thương mại làm công cụ cầm quyền. Ông tập hợp được một số hãng lớn của Mỹ về công nghệ cao để thực hiện dự án phát triển trí tuệ nhân tạo Stargate nhằm mục tiêu gây dựng và duy trì cho nước Mỹ vị thế dẫn đầu thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo DeepSeek R1 của hãng DeepSeek của Trung Quốc đã tạo nên trận địa chấn thực sự bởi chi phí sản xuất quá thấp và bởi báo hiệu Trung Quốc đang trên con đường trở thành cường quốc thế giới về trí tuệ nhân tạo.
Nhân dịp Hội nghị cấp cao ở Paris, EU đã công bố chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo mới với mức vốn đầu tư hơn 200 tỷ USD.
Ông Trump muốn nước Mỹ trở thành trung tâm của thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Trung Quốc và EU cũng như vậy.
Trên thế giới, Mỹ, Trung Quốc và EU là 3 nước/khối có đủ tiềm lực về tài chính và công nghệ để trở thành bên dẫn đầu thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Vị thế dẫn đầu giúp gia tăng sức mạnh và tiềm lực kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ, mở rộng phạm vi ảnh hưởng chính trị thế giới, tăng cường uy quyền đối với các đối tác khác. Diễn biến và kết quả của hội nghị trên cho thấy trí tuệ nhân tạo đã trở thành lĩnh vực cạnh tranh chiến lược giữa nhiều đối tác với nhau trên thế giới, đặc biệt giữa Mỹ, EU và Trung Quốc với nhau.
Như vậy, trong lĩnh vực này đang hình thành "thế chân vạc" giữa Mỹ, Trung Quốc và EU chi phối tất cả những gì liên quan đến việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Mỹ đang mất dần ưu thế nổi trội và độc quyền vốn có. Trung Quốc tiến bước rất nhanh và có đầy đủ tiền đề thuận lợi cần thiết để đuổi kịp, thậm chí vượt Mỹ. EU khởi hành muộn nhưng đã khởi hành và rất quyết tâm và không thiếu vốn đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Cục diện "thế chân vạc" tác động vừa tích cực vừa không tích cực tới thế giới. Một mặt, khích lệ chạy đua đầu tư và sáng tạo về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Mặt khác, kìm hãm sự hợp tác và phối hợp các nguồn lực giữa ba đối tác này để có thể đạt được thành tựu to lớn hơn với hiệu quả thiết thực hơn trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.


Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.
0