Hội nghị An ninh Munich: Qua rồi thời thân ái

Đối với EU và NATO, Hội nghị An ninh Munich lần thứ 61 năm nay là trải nghiệm đầy cay đắng. Các nội dung trên chương trình nghị sự bị lu mờ bởi những biểu lộ cụ thể của chính quyền mới ở Mỹ về đồng minh và đối tác của Mỹ.

Hội nghị là dấu mốc mà EU và NATO không bao giờ quên được. Nguyên do là cả EU lẫn NATO nhận ra không thể tin tưởng vào những cam kết chính trị và tin cậy vào sự đảm bảo an ninh của Mỹ như trước nữa. Qua đó, có thể thấy, dù đã có nhiều thời gian để chuẩn bị tâm lý cũng như đối sách ứng phó, EU và NATO vẫn bị bất ngờ và bối rối bởi sự trở lại cầm quyền ở Mỹ của ông Trump.

Cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine sắp bước sang năm thứ tư mà EU và NATO vẫn không có cách khả thi giúp chấm dứt với kết cục mong đợi là Nga không những chỉ thua mà từ sau cuộc chiến tranh không thể là thách thức an ninh đối với châu Âu.

EU và NATO đến và rời khỏi Hội nghị An ninh Munich năm nay trong tình trạng bế tắc giải pháp. Nguyên nhân là EU và NATO cùng Ukraine không có đủ năng lực trên thực tế để kết thúc cuộc chiến tranh mà chỉ có Nga và Mỹ làm được việc này. Mỹ là trụ cột của NATO và viện trợ quân sự nhiều nhất cho Ukraine. Không có Mỹ, NATO chỉ là một liên minh quân sự danh nghĩa nhiều hơn thực chất và Ukraine không thể thắng nổi Nga. Do đó, Mỹ mới có thể áp đặt giải pháp sẽ thương thảo với Nga đối với EU, NATO và Ukraine.

Ông Donald Trump trở lại cầm quyền ở Mỹ chưa đầy một tháng đã trở thành cơn ác mộng thực sự đối với EU, NATO và Ukraine. Ông đang chủ ý thoả hiệp với Nga trên đầu Ukraine và bất chấp EU và NATO về chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine. Những phát ngôn của Phó Tổng thống Mỹ JD Vance tại Munich và của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tại NATO đều phản ánh sự bất đồng quan điểm rất rõ ràng và sâu sắc giữa Mỹ với các đồng minh trong EU và NATO.

Liên minh quân sự không còn bền chặt khi Mỹ chủ trương các nước châu Âu phải tự bảo đảm an ninh cho họ và Ukraine. Những hệ giá trị chung của khối Phương Tây được hiểu khác nhau giữa Mỹ và các nước châu Âu. Mỹ ẩn ý không nhìn nhận Nga và Trung Quốc là mối đe doạ an ninh hàng đầu như EU và NATO. Châu Âu với cuộc chiến tranh ở Ukraine không còn là mối quan tâm ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Lần đầu tiên kể từ trước đến nay, EU và NATO không dám loại trừ hoàn toàn khả năng Mỹ rút hết binh lính ra khỏi châu Âu.

Đồng minh trở nên xa lạ nhau và không còn cùng lối, chung đường. Thời kỳ "thân ái" giữa Mỹ và các đồng minh ở châu Âu đã qua và rất khó có thể trở lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.

Lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức diễu binh trên phạm vi toàn quốc để kỷ niệm Ngày Quân đội vào ngày 18/4.

Việc Mỹ rút quân khỏi Syria phản ánh sự thay đổi môi trường an ninh ở quốc gia này kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12/2024, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tòa án Tối cao Mỹ đã ban hành lệnh tạm hoãn trục xuất nhóm người nhập cư đến từ Venezuela.

Giới chức Israel cho biết, nước này không loại trừ khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran trong những tháng tới, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây lưu ý với Thủ tướng Israel Netanyahu rằng, Mỹ hiện không muốn ủng hộ động thái như vậy.