Hội đàm Putin-Tập Cận Bình: Gặp công khai, ngầm ứng phó
Cuộc hội đàm trực tuyến giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được tổ chức chỉ một ngày sau khi Donald Trump trở lại cầm quyền ở nước Mỹ. Ông Putin và ông Tập Cận Bình đều đánh giá mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Trung Quốc hiện rất tốt đẹp, nhấn mạnh sự đồng thuận quan điểm rất sâu rộng về các vấn đề chính trị thời sự thế giới.
Cả hai tuyên bố ủng hộ "trật tự thế giới đa cực công bằng", quả quyết đảm bảo an ninh cho vùng Á - Âu và cho thế giới, cho rằng mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc giúp đưa lại "năng lượng tích cực cho công cuộc cải tổ và phát triển hệ thống toàn cầu".
Có hai vấn đề được chú ý trong cuộc hội đàm. Thứ nhất, trong những thông tin cả hai bên công khai về cuộc hội đàm đều không thấy đề cập nào về ông Trump hay về Mỹ, cũng không nêu đích danh ông Trump và nước Mỹ. Đáng chú ý, ngay trước khi ông Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm với ông Trump và ông Putin cũng mở lời chúc mừng ông Trump. Trong bài phát biểu nhậm chức, ông Trump không nêu đích danh Trung Quốc và Nga khi nêu chủ định áp thuế quan bảo hộ thương mại với nước ngoài và chấm dứt các cuộc chiến tranh, xung khắc trên thế giới. Ông Trump doạ sẽ gia tăng xung khắc thương mại với Trung Quốc và quyết tâm không để Trung Quốc vượt Mỹ về phát triển kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao. Ông Trump mong muốn sớm gặp ông Putin nhưng đồng thời lại doạ sẽ trừng phạt Nga nếu ông Putin không chịu giúp ông Trump chấm dứt cuộc chiến tranh sắp bước sang năm thứ tư ở Ukraine.
Thứ hai, ông Putin và ông Tập Cận Bình nhấn mạnh "mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc không phụ thuộc vào những nhân tố chính trị bên trong (của từng quốc gia) hay vào môi trường quốc tế hiện tại". Hàm ý là mối quan hệ song phương của hai nước này đủ khả năng đề kháng mọi tác động tiêu cực về đối nội, đối ngoại.
Có thể thấy, mục đích chính của cuộc hội đàm trực tuyến giữa ông Putin và ông Tập Cận Bình là thống nhất quan điểm và phối hợp hành động, bao gồm cả hợp tác và đối phó ông Trump. Cuộc hội đàm trở nên cần thiết và cấp thiết đối với lãnh đạo của Nga và Trung Quốc, hai nước có thể "dựa vào nhau" khi bị ông Trump gây khó. Ông Trump không thể chia rẽ hai nước, không thể làm suy yếu hay tan rã liên kết giữa Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran.


Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.
Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
0