Hoàn thiện văn bản hướng dẫn các luật liên quan đến BĐS

Tâm điểm của công tác lập pháp tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV là Luật cho phép các luật liên quan đến thị trường bất động sản gồm: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực ngay từ ngày 1/8.

Quyết định Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực ngay từ ngày 1/8 xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn nhằm khắc phục sớm nhất những nút thắt, giải phóng nguồn lực đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản.

Để đảm bảo đưa các luật này vào cuộc sống vượt trước kế hoạch 5 tháng, các Bộ liên quan đã phải chạy đua với thời gian để kịp hoàn thành các văn bản hướng dẫn luật.

Thời gian qua, Thủ tướng đã ký 5 nghị định trong đó có 3 nghị định về luật nhà ở.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh phát biểu: “Chính phủ đã ban hành 4 Nghị định quy định về hoạt động lấn biển, về giá đất, về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, về điều tra cơ bản đất đai. Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 4 Thông tư. Cùng với đó, các Bộ đang khẩn trương hoàn thiện để trình ban hành đảm bảo có hiệu lực đồng thời với thời điểm có hiệu lực của Luật Đất đai”.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết: “Thời gian qua, Thủ tướng đã ký 5 nghị định trong đó có 3 nghị định về luật nhà ở. Đối với Luật Kinh doanh bất động sản, Thủ tướng đã ký nghị định 94, nghị định 96. Có thể nói, đến nay cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Theo quy định, Bộ Xây dựng ban hành 2 thông tư, Bộ đã hoàn thành và ban hành ngày 29/7”.

Do đó, đến nay, Chính phủ đã ban hành cơ bản đầy đủ các Nghị định, thông tư  hướng dẫn thi hành các luật về bất động sản. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số thông tư, nhất là các văn bản của chính quyền địa phương cấp tỉnh cần khẩn trương ban hành để hướng dẫn cụ thể một số nội dung trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.

Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.