'Hoà tấu Chào năm mới 2024' mang đậm sắc xuân

Nói về lý do có sự kết hợp mới mẻ này, Giám đốc âm nhạc của chương trình, nhạc sĩ Lê Bằng cho biết: “Mỗi dịp đầu xuân, chúng ta đều nghe thấy những giai điệu quen thuộc của mùa xuân trong các chương trình âm nhạc. Đa phần những tác phẩm này đều được trình diễn bởi các ca sĩ và ban nhạc mà rất ít khi được thể hiện bằng phương thức hòa tấu với dàn nhạc. Chính vì thế, tôi muốn kết hợp giữa hai phương thức này với mong muốn đem đến cho khán giả những giai điệu âm nhạc quen thuộc nhưng vẫn mang tới sự mới lạ”.

Điểm nổi bật của chương trình là ở địa điểm tổ chức. Thay vì tổ chức trong các khán phòng hay nhà hát như các buổi hoà tấu thông thường, “Hòa tấu Chào năm mới 2024” được tổ chức ở Cột cờ Hà Nội. Đây là một đi tích lịch sử đặc biệt uy nghiêm và thiêng liêng đối với người dân Thủ đô cũng như với người dân cả nước. Công trình đặc biệt này là nơi chứng kiến những thăng trầm lịch sử của Hà Nội, mang ý nghĩa thiêng liêng khi lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên được treo lên tại nơi đây. Được xây dựng từ thế kỷ XIX, đến nay đã trải qua hơn 200 năm, nhưng công trình vẫn tồn tại kiên cố, uy nghiêm giữa trung tâm Thủ đô với dáng vẻ cổ kính, trầm mặc, nhuốm màu của thời gian. Vì thế, dàn nhạc biểu diễn trong một khuôn viên của Cột cờ Hà Nội sẽ mang tới cho khán giả những hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ trong dịp đầu năm mới.

Lần đầu tiên tham gia chương trình của Đài Hà Nội với tư cách là Giám đốc âm nhạc, nhạc sĩ Lê Bằng cũng gặp một số khó khăn trong quá trình sản xuất, ghi hình. Nam nhạc sĩ tâm sự: “Do khối lượng công việc tương đối nhiều. Cùng với đó, mình và nhạc sĩ Lê Quốc Hưng phải cùng làm chuyển soạn, phối khí 11 tác phẩm cho dàn nhạc, rồi phải thu âm, ghép bài và quay hình. Việc chuyển soạn cho một dàn nhạc thính phòng kết hợp với những nhạc cụ dân tộc đòi hỏi vẫn phải giữ được tinh thần của ca khúc nhưng cũng phải tạo ra theo đúng tinh thần của dàn nhạc thính phòng cũng không phải một điều đơn giản”.
Bên cạnh đó, nhạc sĩ Lê Quốc Hưng cũng đưa ra lời khuyên về việc tổ chức một chương trình hoà tấu là có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự luyện tập của các nghệ sĩ biểu diễn trong dàn nhạc. “Khi tổ chức một chương trình hòa tấu như thế này thì mình phải tìm hiểu rất kỹ về những bài hát mà mình sẽ chuyển soạn để vẫn giữ được tinh thần và tình cảm, nét riêng của những ca khúc đó”, nhạc sĩ Lê Bằng chia sẻ thêm.
“Hòa tấu Chào năm mới 2024” sẽ được phát sóng vào lúc 8 giờ ngày mùng 1 Tết (10/2/2024) trên kênh H1 của Đài Hà Nội, website hanoionline.vn, app Hanoi On và trên các nền tảng số của Đài Hà Nội như Youtube, Facebook, Tiktok...


PiaLinh đã có sự thay đổi phong cách trong sản phẩm âm nhạc mới “Đánh cắp trái tim”, sau thời gian kết hợp đầy ấn tượng với Đen Vâu.
Khán giả yêu nhạc cổ điển sẽ có dịp đắm chìm trong không gian nghệ thuật đầy cảm xúc của "Tchaikovsky Night" vào lúc 20h ngày 19/4/2025 tại Phòng Hòa nhạc Lớn - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - đêm nhạc tôn vinh những kiệt tác vượt thời gian của thiên tài âm nhạc người Nga.
Vở nhạc kịch nổi tiếng thế giới 'Carmen' sẽ được tái hiện nguyên trạng trên sân khấu Nhà hát Hồ Gươm, trong hai ngày 24-25/4, với không gian và tinh thần của buổi công diễn Carmen lần đầu vào năm 1875.
Jin - thành viên của nhóm nhạc toàn cầu BTS đã xác nhận trở lại với album solo mới vào tháng 5 năm nay.
Hội đồng UNESCO đã nhất trí ghi danh bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân vào Danh mục Ký ức thế giới vào ngày 11/4/2025. Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập về âm nhạc của cá nhân Việt Nam được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới.
Âm nhạc Việt Nam một lần nữa ghi dấu ấn trên bản đồ quốc tế khi lần đầu có hai nghệ sĩ trẻ tài năng tlinh và Low G sẽ biểu diễn tại lễ hội âm nhạc và văn hoá Đông Nam Á lớn nhất nước Mỹ.
0