Hàng loạt địa điểm nổi tiếng hưởng ứng giờ trái đất
Tại Hồng Kông, gần 4.000 công ty, tổ chức đã tắt đèn để hưởng ứng sự kiện. Ông Yamme Leung, Giám đốc Giáo dục Quỹ thiên nhiên thế giới Hong Kong, cho biết: "chúng ta không có thời gian để lãng phí, vì hiện tại chúng ta đang phải đối mặt với hai tình huống khẩn cấp lớn là biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học. Nếu chúng ta không làm gì đó thì sẽ đến lúc hậu quả là không thể đảo ngược. Đây là một dịp tốt để lan truyền tinh thần bảo vệ trái đất và môi trường tự nhiên".
Còn tại Nhật Bản, tháp Tokyo mang tính biểu tượng cũng dần chìm trong bóng tối, nhanh chóng biến mất khỏi đường chân trời về đêm của thủ đô Nhật Bản.
Tại Australia, đèn nhà hát Opera biểu tượng của Sydney đã được tắt vào tối thứ Bảy (23/3) để hưởng ứng Giờ Trái đất. Cầu Cảng Sydney và các tòa nhà khác trên toàn thành phố cũng tắt đèn lúc 09:30 tối, thể hiện sự ủng hộ đối với việc bảo vệ môi trường.

Hàng loạt các địa điểm lớn của Ấn Độ cũng tham gia sự kiện lần này, như Dinh tổng thống Ấn Độ, đài tưởng niệm chiến tranh India Gate ở thủ đô New Delhi, cầu Howrah ở phía đông thành phố Kolkata và ga xe lửa Chhatrapati Shivaji Terminus (CST) ở Mumbai.
Theo Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên WWF, hàng triệu người ở hơn 190 quốc gia đã tắt đèn vào thứ Bảy, nhằm thể hiện tình đoàn kết và cam kết cứu hành tinh. Giờ Trái đất do WWF khởi xướng thường được tổ chức vào thứ 7 cuối cùng của tháng 3, khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp tắt đèn và các hệ thống điện không cần thiết trong một giờ, nhằm nâng cao nhận thức về khủng hoảng khí hậu và mất đa dạng sinh học.
Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
0