Hàng không tăng chuyến bù đắp lượng tàu bay thiếu hụt
Theo Cục Hàng không Việt Nam, tính tới tháng 7/2024, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam trên AOC (chứng chỉ nhà khai thác máy bay được nhà chức trách hàng không phê chuẩn nhà khai thác đó được quyền khai thác máy bay với mục đích thương mại hoặc chỉ khai thác trong phạm vi chứng chỉ cho phép) là 195 chiếc, giảm 36 chiếc.
Trong đó, số tàu bay khai thác trung bình là 167 chiếc, giảm 51 chiếc so với cùng kỳ năm 2023.
Với việc tàu bay khai thác giảm mạnh, các hãng hàng không Việt Nam đã tích cực tìm kiếm, đàm phán thuê tàu bay nhằm bổ sung, thay thế cho các tàu bay đang dừng khai thác.
Ngoài nỗ lực tìm tàu bay thuê, các hãng hàng không Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp để duy trì và tăng tải cung ứng như: điều chỉnh thời gian hoạt động khai thác tàu bay, giảm thời gian quay đầu tàu bay để chuyển tiếp chặng bay, tối ưu hóa thời gian khai thác tàu bay trong ngày, tăng cường các chuyến bay vào khung giờ chiều và tối.


Nghị định số 89/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành cho phép nhập khẩu máy bay COMAC do Trung Quốc sản xuất để khai thác tại Việt Nam. Vậy loại máy bay này có gì đặc biệt?
Các chuyến bay giữa TP.HCM và Vân Đồn của hãng Vietnam Airlines dự kiến từ ngày 17/4 sẽ chuyển sang nhà ga T3.
Hãng Vietjet Air đã đề xuất khai thác các chuyến bay thẳng tới Côn Đảo sử dụng máy bay Comac ARJ21 của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 15/4.
Boeing 747-8 là chiếc chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam trong hai ngày 14-15/4.
Tổng thị trường vận chuyển hàng không trong quý I/2025 đạt hơn 20,7 triệu khách (tăng 9,2% so với cùng kỳ); trong đó, nội địa hơn 9 triệu khách (tăng 5,4%) và quốc tế hơn 11,7 triệu khách (tăng 12,3%).
Việc không chấp hành tín hiệu cảnh báo đường ngang, cố tình vượt qua đường sắt khi tàu sắp đến không chỉ vi phạm pháp luật mà còn có thể gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, đe dọa an toàn chạy tàu.
0