Hàn Quốc truy tố hai chỉ huy quân đội cấp cao

Công tố viên Hàn Quốc hôm nay đã truy tố một chỉ huy quân đội cấp cao và người đứng đầu đơn vị tác chiến đặc biệt của quân đội về vai trò của họ trong việc áp đặt thiết quân luật hôm 3/12.

Diễn biến này xảy ra vào thời điểm Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đang đẩy mạnh tiến trình thủ tục cho phiên xét xử vụ luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật vào đêm 3/12, Tổng tham mưu trưởng, tướng Park An-su được bổ nhiệm làm chỉ huy thiết quân luật và ký duyệt sắc lệnh. Các nhà điều tra tin rằng lệnh thiết quân luật chứa các yếu tố vi hiến như cấm mọi hoạt động chính trị.

Tướng Park An-su (ở giữa), Tổng tham mưu trưởng Lục quân, và Trung tướng Kwak Jong-keun, bên phải đeo khẩu trang, tham dự phiên họp của Ủy ban Quốc hội, ngày 10/12. Ảnh: Yonhap

Trong khi đó, Trung tướng Kwak Jong-keun, chỉ huy Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt bị cáo buộc gửi lực lượng đặc nhiệm tới tòa nhà Quốc hội theo lệnh Tổng thống Yoon Suk Yeol để ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu hủy lệnh thiết quân luật. Các công tố viên cáo buộc hành động của hai quan chức cấp cao này là nhằm lật đổ Hiến pháp Hàn Quốc và cấu thành tội danh nổi loạn. Hai người này đã bị bắt tháng trước.

Cùng ngày, Cơ quan điều tra Tham nhũng Hàn Quốc đang thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol liên quan tới sự kiện thiết quân luật hồi đầu tháng 12/2024. Khoảng 150 nhân viên thực thi pháp luật đã được điều động để thực hiện lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol, bao gồm 30 điều tra viên của CIO và 120 cảnh sát. Các điều tra viên đã vượt qua rào cản của lực lượng phụ trách bảo vệ dinh thự Tổng thống để tiến vào bên trong.

Các điều tra viên Hàn Quốc tiến vào khu dinh thự Tổng thống để bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol. Ảnh: Reuters

Theo tờ Korea Heral, các điều tra viên đang chạm mặt với lực lượng vũ trang do Cơ quan An ninh Tổng thống kiểm soát. Đây được coi là tuyến bảo vệ cuối cùng của Tổng thống. Theo các báo cáo, CIO đã trình lệnh bắt và khám xét, nhưng người đứng đầu Cơ quan An ninh Tổng thống đã từ chối hợp tác.

Trong khi đó, phía bên ngoài dinh thự Tổng thống, khoảng 1.200 người xuống đường biểu tình để bày tỏ ủng hộ ông Yoon Suk Yeol, chỉ trích lệnh bắt giữ là “không hợp pháp”, đồng thời kêu gọi bắt lãnh đạo phe đối lập Lee Jae-myung. Theo hãng tin Yonhap, đã xảy ra đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình, nhưng chưa ghi nhận trường hợp nào bị thương. Hiện cảnh sát đã điều động khoảng 2.700 nhân viên, 135 xe cảnh sát tạo thành “bức tường an ninh” trên các con đường gần dinh thự Tổng thống để kiểm soát tình hình. Giao thông tại khu vực này bị hạn chế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.