Hàn Quốc, Triều Tiên kỷ niệm 70 năm Hiệp định đình chiến

Tại Hàn Quốc, lễ kỷ niệm năm nay có sự tham gia của gần 3.000 người, trong đó có các cựu binh, thân nhân của họ cùng các phái đoàn chính phủ từ 22 quốc gia. Trung tâm điện ảnh Busan, địa điểm tổ chức, cũng là nơi quân đội Mỹ đặt chân tới lần đầu tiên khi đến Hàn Quốc tham chiến với tư cách là lực lượng thuộc Liên hợp quốc.
Theo hãng tin Yonhap, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã tham dự và có bài phát biểu tại buổi lễ. Trước buổi lễ, nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã tới thăm Nghĩa trang tưởng niệm Liên hợp quốc tại Busan. Tháp tùng ông có Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee và quan chức cấp cao từ các nước từng tham gia Chiến tranh Triều Tiên như New Zealand, Luxembourg, Australia và Pháp. Tổng thống Yoon Suk Yeol và phu nhân còn đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các lực lượng Liên hợp quốc. Theo Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, đây là lần đầu tiên một vị tổng thống đương nhiệm của nước này đến tri ân đài tưởng niệm được xây năm 1978 này nhằm tưởng nhớ các binh sĩ Liên hợp quốc thiệt mạng trong chiến tranh.

Theo hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA, tại Triều Tiên sự kiện bắt đầu diễn ra sau lễ khai mạc lúc 20h cùng ngày. Lễ duyệt bình diễn ra trên Quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng. Trọng tâm của lễ kỷ niệm là màn phô diễn sức mạnh quân sự và đoàn kết nội bộ.
Trước lễ kỷ niệm, phái đoàn Nga do Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã đến Bình Nhưỡng. Phái đoàn Trung Quốc do Ủy viên Bộ Chính trị Lý Hồng Trung dẫn đầu cũng sẽ tham dự lễ kỷ niệm.
Theo hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA, cuộc duyệt binh bao gồm các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-17 và Hwasong-18 mới nhất của Triều Tiên, được cho là có tầm bắn đến bất kỳ đâu trên lãnh thổ Mỹ.
Hiệp định đình chiến đã được ký kết ngày 27/7/1953 giữa Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC), quân đội Triều Tiên và các lực lượng vũ trang Trung Quốc, chấm dứt trên danh nghĩa cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953. Theo hiệp định đình chiến này, vĩ tuyến 38 được ấn định là giới tuyến phân chia hai miền Nam - Bắc Triều Tiên với một khu phi quân sự được thiết lập.


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0