Hai ông lớn ngành bia có kết quả kinh doanh trái ngược
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2024 của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã: SAB), doanh thu thuần của Sabeco đạt 7.184 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt hơn 2.100 tỷ đồng, tăng gần 10% so với quý I/2023.
Tuy lợi nhuận sau thuế tăng ở mức nhẹ nhưng kết quả này chấm dứt chuỗi 5 quý liên tiếp tăng trưởng âm của “ông lớn” ngành bia rượu.

Trong khi đó, Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã: BHN) lại có kết quả không mấy khả quan.
Cụ thể, dù doanh thu thuần quý I của Habeco đạt 1.308 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ nhưng sau khi khấu trừ chi phí và thuế, Habeco vẫn lỗ sau thuế gần 21 tỷ đồng.

Lý giải về tình trạng lợi nhuận âm, Habeco cho rằng mặt bằng lãi suất huy động giảm khiến doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm 16%, xuống còn gần 38 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc gia tăng đầu tư cho công tác thị trường cũ, "bạo chi" hơn cho việc quảng cáo để gia tăng nhận diện thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần cũng ảnh hưởng đáng kể đến chi phí.


Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.
Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.
0