Hạ viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Tòa ICC
Dự luật trừng phạt Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) được Hạ viện Mỹ thông qua ngày 4/6 với 247 phiếu thuận và 155 phiếu chống, nhằm vào những cá nhân liên quan quá trình điều tra, bắt, giam hoặc truy tố bất cứ người nào được Mỹ và các đồng minh của Mỹ bảo vệ. Những quan chức ICC trong danh sách trừng phạt nêu trên sẽ bị cấm giao dịch tài sản ở Mỹ cũng như sẽ bị chặn, thu hồi visa Mỹ.
Trước đó, công tố viên của ICC đã phát lệnh bắt Thủ tướng Israel Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant, cũng như các thủ lĩnh hàng đầu của Hamas Yahya Sinwar, Ismail Haniyeh và Mohamed Deif, vì cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đã lên tiếng chỉ trích quyết định của ICC và nhấn mạnh Mỹ sẽ có hành động trừng phạt và đảm bảo lãnh đạo ICC phải lĩnh hậu quả nếu vẫn thực hiện lệnh bắt giữ những nhân vật là đồng minh của Mỹ.

Tuy Nhà Trắng phản đối việc công tố viên ICC phát lệnh bắt Thủ tướng Netanyahu, nhưng không đồng tình với việc ban hành các lệnh trừng phạt nhắm vào tòa án quốc tế này. Thượng viện do Đảng Dân chủ kiểm soát nhiều khả năng sẽ không thông qua dự luật này, khiến nó không thể được thực thi.
ICC, có trụ sở tại The Hague, Hà Lan, được thành lập năm 2002 để điều tra các tội ác nghiêm trọng nhất, trong đó có diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống loài người. Không giống Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), ICC không truy tố các quốc gia mà chỉ nhắm vào các cá nhân.
Đề xuất về lệnh bắt Thủ tướng Israel đang được hội đồng thẩm phán ICC xem xét, với quy trình thông thường từ một đến vài tháng. Nếu hội đồng thẩm phán phê chuẩn đề xuất này, các quốc gia thành viên ICC có nghĩa vụ thực thi lệnh bắt nếu những người bị truy nã đặt chân lên lãnh thổ của các nước này.


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0