Hà Nội, TP.HCM có thể duy trì Sở Giao thông Vận tải

Trường hợp có yêu cầu đặc thù, Hà Nội và TP.HCM có thể xem xét, quyết định duy trì Sở Giao thông vận tải. Nếu Hà Nội và TP. HCM duy trì Sở Giao thông Vận tải thì có thể sáp nhập Sở Quy hoạch và Kiến trúc vào Sở Xây dựng.

Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 ban hành hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện. Theo đó, các địa phương sẽ hợp nhất Sở Giao thông Vận tải với Sở Xây dựng, dự kiến lấy tên là Sở Xây dựng và Giao thông. Những nơi có Sở Quy hoạch và Kiến trúc sẽ sáp nhập vào Sở Xây dựng và Giao thông.

Đối với địa phương đang có Sở Ngoại vụ, sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để chủ động quyết định phương án sáp nhập vào Văn phòng UBND cấp tỉnh, hoặc duy trì thì củng cố, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động.

Ban Chỉ đạo cũng hướng dẫn các địa phương thực hiện phương án hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính. Tên gọi dự kiến sau hợp nhất là Sở Kinh tế - Tài chính, tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ hai sở trước khi hợp nhất.

Hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ. Tên gọi sau hợp nhất là Sở Khoa học, Công nghệ và Truyền thông.

Sở Giao thông Vận tải TP. HCM. Ảnh: Sở Giao thông Vận tải TP.HCM.

Sở Y tế sẽ tiếp nhận chức năng và bộ máy về bảo trợ xã hội, trẻ em và phòng chống tệ nạn xã hội; quản lý sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em; tiếp nhận nhiệm vụ theo dõi, quản lý sức khỏe cán bộ của tỉnh sau khi kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe tỉnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận chức năng về giáo dục nghề nghiệp từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội chuyển sang. Sở Công Thương tiếp nhận nguyên trạng Cục quản lý thị trường địa phương từ Bộ Công Thương và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường. Những nơi có Sở An toàn thực phẩm sẽ không duy trì, chuyển chức năng về Sở Y tế.

Đối với các địa phương đang có Ban Dân tộc sẽ thực hiện sắp xếp tương đồng với Uỷ ban Dân tộc – Tôn giáo (ở Trung ương) theo hướng đổi tên thành Ban Dân tộc – Tôn giáo. Các địa phương đang có Sở Du lịch chủ động hợp nhất với Sở Văn hóa Thể thao thành Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; nếu duy trì thì tinh gọn bên trong.

Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh vẫn duy trì, chỉ tinh gọn bên trong là Sở Tư pháp, Văn hóa Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa Thể thao với những địa phương duy trì Sở Du lịch), Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu tổng số sở thuộc UBND cấp tỉnh không quá 14; riêng Hà Nội và TP. HCM không quá 15.

Theo kế hoạch định hướng sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố ngày 6/12, dự kiến có 5 bộ và 3 cơ quan ngang bộ sẽ duy trì, chỉ tinh gọn bên trong. 14 bộ, cơ quan ngang bộ được sắp xếp và hợp nhất. Chính phủ sau khi tinh gọn sẽ có 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ); 4 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 4 cơ quan).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời tiết Hà Nội ngày 21/4 được dự báo có nắng nóng vào ban ngày; chiều tối và đêm khả năng xuất hiện mưa rào và dông, nhiệt độ giảm còn từ 25 - 27 độ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, chậm nhất đến ngày 19/12 năm nay phải hoàn thành dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.