Hà Nội tiếp diễn mưa phùn kèm nồm ẩm kéo dài
Miền Bắc đang ấm lên rõ rệt nhưng ô nhiễm không khí nguy cơ gia tăng. Tình trạng sương mù và nồm ẩm quay trở lại khu vực và kéo dài trong nhiều ngày tới. Trời nồm là hiện tượng thời tiết đặc trưng xảy ra khi độ ẩm không khí lên cao đến 90% khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân Hà Nội.

Độ ẩm không khí lớn, xấp xỉ 75% - 100% kèm mưa phùn kéo dài khiến hơi nước đọng trên bề mặt đường lẫn nền nhà, tường nhà. Dân gian thường gọi đây là hiện tượng nhà bị "đổ mồ hôi". Nhiều người vẫn nói đùa vui với nhau rằng, mùa nồm ẩm là "đặc sản" của các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Bộ.

Thời tiết nồm ẩm cũng gây nên nhiều khó chịu cho cuộc sống của con người cũng như nhà cửa ẩm thấp, vi khuẩn và nấm mốc có điều kiện hình thành và phát triển mạnh mẽ, gây ra các bệnh cho con người, đặc biệt là bệnh hô hấp. Để hạn chế độ ẩm trong mùa ẩm nồm, chúng ta nên bật điều hòa và để chế độ khô để hạn chế độ ẩm, sử dụng các vật liệu hút ẩm, và đặc biệt nên đóng cửa để tranh không cho hơi nước bên ngoài bay vào nhà.

Theo dự báo, liên tục từ ngày 14/3 cho đến 18/3, khu vực Hà Nội và các tỉnh miền Bắc sẽ có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác về đêm và sáng, trưa chiều giảm mưa.


Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.
Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
0