Hà Nội sẵn sàng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán

Theo báo cáo từ Sở Công Thương Hà Nội, nhu cầu tiêu dùng trong 1 tháng Tết gồm hơn 97.600 tấn gạo; 19.500 tấn thịt lợn; 5.400 tấn thịt bò; 6.500 tấn thịt gia cầm; hơn 5.400 tấn thủy sản, hơn 5.400 tấn thực phẩm chế biến; 52.400 tấn rau củ; 130 triệu quả trứng gia cầm và 52.400 tấn trái cây. Hà Nội tự cung ứng cơ bản với các mặt hàng thịt, thủy sản. Nhóm hàng còn lại đáp ứng 20-70%, lượng thiếu được khai thác từ các vùng miền và nhập khẩu.
Theo Sở Công Thương thành phố, hiện nguồn cung lương thực - thực phẩm dồi dào, giá cả không có biến động lớn. Các đơn vị bán lẻ cho biết đã thực hiện dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu ngay từ giữa năm 2023, đồng thời triển khai nhiều chương trình khuyến mãi kích cầu tiêu dùng dịp Tết.
Chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết 2024 sắp tới, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, chủ động các phương án đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng cao của người dân. Dự kiến hơn 14.500 điểm bán hàng bình ổn phục vụ Tết Nguyên đán, ước tính tổng giá trị hàng hóa trên địa bàn thành phố là gần 41.000 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết năm 2023.
Cùng với việc đáp ứng đa dạng các mặt hàng, ngành công thương thành phố sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý về an toàn thực phẩm, nhất là các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán.


Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.
Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
0