Hà Nội phát triển thân thiện, bền vững dựa vào KHCN

Diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 đến 14/10, Techfest Hà Nội 2023 kỳ vọng thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vùng Thủ đô, hỗ trợ phát triển thị trường khoa học và công nghệ của vùng Thủ đô nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở theo định hướng ESG – thân thiện, bền vững nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, đây là định hướng mà Hà Nội sẽ thực hiện trong lộ trình sắp tới.

Ứng dụng công nghệ để tối ưu và tạo ra một sản phẩm có độ phác thải thấp. Đây là xu hướng của các phẩm được triễn lãm tại Techfest Hà Nội năm nay.

ESG là bộ tiêu chuẩn đo lường định hướng, hoạt động của một doanh nghiệp ở các phương diện: môi trường, xã hội và quản trị, nhằm duy trì và đảm bảo trạng thái phát triển bền vững trong dài hạn. Với mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững, Hà Nội định hướng áp dụng tiêu chuẩn này dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Với đặc thù là thủ đô của cả nước, nơi hội tụ nhiều trường đại học và nhân sự chất lượng cao, thủ đô được xem là có nhiều lợi thế phát triển theo chuẩn bền vững ESG

Từ năm 2016 đến nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố đã huy động được 1 tỷ USD với 100 thương vụ gọi vốn thành công. 32 vườn ươm doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực; cùng 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Những con số cho thấy sự tham gia tích cực của cộng đồng vào phát triển hệ sinh thái này. Để định hướng ngành khoa học công nghệ của thủ đô và cả vùng thủ đô, với hạt nhân là Hà nội, đi đúng chuẩn ESG, Hà Nội triển khai nhiều giải pháp trọng tâm. 

"Việc xây dựng Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp Hà Nội rất quan trọng vì đây là trung tâm kết nối cộng đồng  doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, cũng như cung cấp những dịch vụ cho các doanh nghiệp", ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc sở KHCN Hà Nội nói.

Với nhiều định hướng trọng tâm trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, Hà Nội kỳ vọng ESG sẽ là yếu tố thay đổi hướng đi của doanh nghiệp thông qua việc vận hành theo phương thức sạch hơn, minh bạch và bảo vệ môi trường. Đây cũng là lộ trình để hướng tới thủ đô xanh, văn minh hiện đại trong giai đoạn 2030 định hướng đến 2045.  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.

Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025 có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ ngày 10/5 đã tổ chức "Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, thực phẩm an toàn".

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.