Hà Nội không để thất thoát nguồn thu từ quỹ nhà ở

Liên quan đến vấn đề chống lãng phí tài sản công, UBND Thành phố Hà Nội đã đồng ý với báo cáo của các Sở, Ngành về phương án chi tiết thu hồi nợ từ quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn là hơn 884 tỷ đồng.

Trong tổng số nợ 884,6 tỷ đồng có 95,2 tỷ đồng phải thu của các hợp đồng bán nhà tái định cư trả chậm. Số nợ này sẽ thu theo tiến độ trả dần của các hộ dân.

Số nợ đọng lớn là 789,4 tỷ đồng được chia làm 3 loại nợ chính: Nợ luân chuyển có khả năng thu hồi; Nợ khó thu; Nợ xấu khó đòi, khả năng thu hồi thấp.

Với Nợ luân chuyển có khả năng thu hồi được hiểu là các tổ chức, cá nhân sử dụng nhà không kinh doanh hoặc kinh doanh không hiệu quả. Với Nợ khó thu mà nguyên nhân do hợp đồng thuê nhà hết hạn và chưa tiếp tục ký lại, do đó phát sinh nợ đọng thì Sở Xây dựng đã lập hồ sơ để thành phố ban hành quyết định thu hồi.

Còn với loại Nợ xấu khó đòi, căn cứ theo các quy định của pháp luật, lãnh đạo Thành phố đã chỉ đạo hết sức quyết liệt: Sở Xây dựng, Tài chính và Công ty TNHH một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để thu hồi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiện tượng lệch pha cung - cầu không chỉ diễn ra ở thị trường TP. Hồ Chí Minh mà đang trở nên phổ biến ở các địa phương trên cả nước.

Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.

Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê mua bán căn hộ chung cư vào danh mục sản phẩm phải đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sáng 19/4 đã khởi công xây dựng Tòa nhà B1, B2 - Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024.

Hàng loạt gian hàng tại các trung tâm thương mại đang phải đóng cửa, mặt bằng bỏ trống dù nguồn cung không ngừng gia tăng.