Hà Nội khởi công tuyến đường kéo dài Đại lộ Thăng Long

Nhân kỷ niệm 69 năm ngày giải phóng Thủ đô, sáng nay (10/10) UBND TP đã tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hoà Bình.

Tới dự Lễ khởi công dự án có ủy viên TW Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP - Trần Sỹ Thanh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP  - Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn.

Hà Nội, đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng kéo dài Đại lộ Thăng Long.

Theo chủ trương đầu tư được duyệt, Dự án có chiều dài khoảng 6,7km: Điểm đầu (Km0+000 của dự án đầu tư, tương ứng với Km0+358,31 theo chỉ giới đường đỏ được phê duyệt), kết nối với nút giao hoa thị giữa cao tốc Đại lộ Thăng Long với đường Quốc lộ 21, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất; Điểm cuối (Km6+700 của dự án đầu tư, tương đương với Km7+058,31 theo chỉ giới đường đỏ được phê duyệt), kết nối với đường Hòa Lạc - Hòa Bình tại vị trí giao với đường Làng Văn Hóa, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất; Mặt cắt ngang B = 120m ÷ 180m.

 Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hoà Bình. 

Xây dựng hoàn chỉnh toàn tuyến theo quy hoạch gồm: Nền mặt đường, nút giao, thoát nước, hệ thống hào kỹ thuật ngang đường, chiếu sáng, cây xanh, vỉa hè và tổ chức giao thông, di chuyển các công trình ngầm, nổi trong phạm vi đầu tư. Trên tuyến có 04 công trình cầu (vượt sông, đường ngang) và 05 công trình hầm (01 hầm chui trực thông dọc tuyến chính phục vụ thành phần đường cao tốc và 04 hầm chui dân sinh ngang đường).

Tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hoà bình.

Dự án đầu tư xây dựng Tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình được triển khai với tổng diện tích thu hồi, GPMB khoảng 105,8ha, tổng mức đầu tư 5.249 tỷ đồng, là Dự án đầu tư trọng điểm thành phố, là tuyến giao thông, đối ngoại kết nối với tỉnh Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc, được Trung ương bố trí một phần vốn (2.000 tỷ đồng/5.249 tỷ đồng).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới nước sạch đến tất cả các xã, phường, thị trấn.

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) từ 18 phường sẽ sắp xếp thành 2 đơn vị hành chính cơ sở. Ngay trong ngày 19/4, các phường đã tiến hành việc lấy ý kiến người dân tại thôn, tổ dân phố về chủ trương này.

Hà Nội chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài vào sáng nay, 19/4. Đây là một trong những dự án giao thông trọng điểm của thành phố. Dự sự kiện có Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cùng đại diện các Sở ngành, địa phương.

Thực trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội đòi hỏi những giải pháp căn cơ và toàn diện nhằm giảm thiểu số lượng, hạn chế mức độ sử dụng xe cá nhân của người dân.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh hôm nay (19/4) đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.

Quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) dự kiến sẽ hợp nhất các phường hiện có thành 3 đơn vị hành chính mới gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai và Vĩnh Tuy.