Hà Nội giữ chân doanh nghiệp FDI
Theo đánh giá từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự gia tăng cả dòng vốn FDI đăng ký và thực hiện sẽ thúc đẩy hơn nữa các hoạt động trong nước. Tuy nhiên, vẫn còn không ít doanh nghiệp lớn đã đến Việt Nam khảo sát nhưng rồi lại chọn đầu tư tại quốc gia khác.
Với Thủ đô Hà Nội - nơi có hàng nghìn doanh nghiệp FDI đang hoạt động thì bài toán làm thế nào để giữ chân khối doanh nghiệp này cũng là vấn đề cấp thiết.
Hoạt động tại Việt Nam được gần 15 năm trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, hoạt động chủ yếu tại Hà Nội và các thành phố lớn. Thế nhưng, khi càng mở rộng hoạt động những năm gần đây, Công ty TNHH AEON Việt Nam càng gặp khó khi tính cạnh tranh cao, nhiều thủ tục hành chính cản trở tiến độ và giá mặt bằng tại Thủ đô ngày càng “đắt đỏ”.

Ông Nishikawa Satoshi - Giám đốc cấp cao Công ty TNHH AEON Việt Nam cho biết: “Chúng tôi nhận thấy Hà Nội là một thành phố đang phát triển năng động với tiềm năng đầu tư lớn. Do vậy, chúng tôi hy vọng Hà Nội sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng cường quan hệ đối tác công tư.
Một mặt, nếu các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký kinh doanh và cấp phép cho các công ty FDI được đơn giản hóa hơn nữa, các doanh nghiệp sẽ có thể đóng góp cho sự phát triển nhanh hơn thông qua việc giảm thiểu rủi ro pháp lý và cải thiện tính minh bạch trong kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi cũng hy vọng cơ sở hạ tầng, giao thông, điện và cơ sở hạ tầng công cộng khác được cải thiện”.
Không phủ nhận thành phố Hà Nội có lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư thông thoáng, chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phát triển bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, thị trường tiềm năng, dịch vụ đa dạng. Tuy nhiên, tốc độ thay đổi của chính sách đang dần bị bỏ xa với nhu cầu đầu tư của khối doanh nghiệp này.

Ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết: “Rất nhiều thủ tục hành chính đang đi hơi chậm lại, chúng tôi mong lãnh đạo thủ đô Hà Nội quan tâm, giải quyết vướng mắc khó khăn, thủ tục hành chính mà doanh nghiệp đang chờ đợi, một số hạn chế về đất khu công nghiệp, rất lâu rồi Hà Nội chưa có khu công nghiệp mới”.

Ngoài ra, cần hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, viễn thông; hỗ trợ doanh nghiệp FDI về các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cao; giải quyết nhanh chóng và thuận lợi các thủ tục hành chính về đầu tư và kinh doanh; các tranh chấp pháp lý nếu có.
Các chuyên gia đề xuất, thành phố cần thành lập thêm các khu, cụm công nghiệp để tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài. Các khu công nghiệp mới đi vào hoạt động sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao kim ngạch xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô. Đồng thời, tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, kết hợp tăng tốc độ hoàn thiện hệ thống hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại.


UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.
Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.
0