Hà Nội có thể lập Sở An toàn thực phẩm

Theo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Bộ Tư pháp lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Chính phủ, HĐND thành phố Hà Nội có thể lập Sở An toàn thực phẩm. Nếu đề xuất của Bộ Tư pháp được thông qua, Hà Nội có thể là địa phương thứ 2 lập Sở An toàn thực phẩm sau TP. HCM

Theo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Bộ Tư pháp lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Chính phủ, HĐND thành phố Hà Nội có thể lập Sở An toàn thực phẩm. Bộ lý giải đề xuất thành lập sở chuyên trách an toàn thực phẩm dựa trên yêu cầu thực tiễn.

Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm ở Trung ương thuộc các bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương. Trong đó, Bộ Y tế là cơ quan chủ trì, tham mưu. Tương tự, ở các địa phương có ba sở quản lý lĩnh vực này.

Theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội năm 2022, Sở Y tế là đầu mối thường trực Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm, quản lý quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng nước đóng chai, thực phẩm dinh dưỡng; phụ gia.

Ảnh minh họa

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý ngũ cốc, thịt, thủy sản, rau, củ, quả, trứng, sữa tươi, mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối, gia vị, đường, chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu. Sở Công Thương quản lý bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, tinh bột, bánh kẹo.

Chủ tịch các huyện làm trưởng ban chỉ đạo an toàn thực phẩm; tổ chức thanh tra, giám sát an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Việc ba ngành cùng quản lý lĩnh vực an toàn thực phẩm dẫn đến chồng chéo trách nhiệm, phối hợp chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp và nhiều kẽ hở. Do vậy, tháng 11/2022, Ban Bí thư yêu cầu sớm thống nhất một đầu mối đảm bảo an toàn thực phẩm từ trung ương tới địa phương.

Mới đây, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, trong đó́ cho phép thành phố lập Sở An toàn thực phẩm, sau một thời gian thực hiện thí điểm./.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.

Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.

Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.

Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.

30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.