Hà Nội cần ưu tiên phát triển phương tiện công cộng

Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông công cộng của thành phố Hà Nội đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là hệ thống xe buýt BRT.

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải đã tiến hành thay thế biển BRT theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia mới nhất về báo hiệu đường bộ, rào chắn phân làn cạnh bến chờ được thay mới. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 8 tỉ đồng.

Bên cạnh những điều chỉnh về hạ tầng, việc vận hành bán vé tại các nhà chờ tuyến xe buýt nhanh BRT cũng có nhiều thay đổi, dùng đồng xu thay cho vé. Đồng xu được dùng để quét qua hệ thống cửa tại các bến chờ. Nhiều hành khách vẫn còn bỡ ngỡ với cách quét vé, đặc biệt là những người lớn tuổi.

Đồng xu được thay thế cho vé xe buýt

Tuyến buýt nhanh BRT số 01 Kim Mã – Hà Đông được Hà Nội đưa vào sử dụng từ tháng 12/2016, với tổng mức đầu tư khoảng 1.100 tỉ đồng. Đây là dự án BRT đầu tiên ở Việt Nam. Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả của tuyến buýt này, dưới góc độ người dân hàng ngày có nhu cầu đi lại bằng phương tiện công cộng, đây là loại hình phù hợp với sự phát triển hạ tầng thủ đô.

Theo Sở Giao thông Vận tải, mỗi ngày thành phố Hà Nội tăng 1.100 phương tiện các loại, chủ yếu là loại phương tiện sử dụng nhiên liệu khí đốt xả thải ra môi trường. Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng và luôn ở mức báo động. Trong đó, hoạt động giao thông của xe máy và ô tô chiếm khoảng 70% nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí tại thành phố Hà Nội.

Theo các chuyên gia, xe buýt có thể đáp ứng được trên 34% nhu cầu đi lại của người dân ở Hà Nội, không những giảm ùn tắc giao thông mà còn giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vận tải hành khách công cộng mới đạt được 18%.

Ưu tiên phát triển phương tiện công cộng nhằm giảm ùn tắc giao thông

Theo quy hoạch, hệ thống xe buýt nhanh BRT trên địa bàn Hà Nội từ năm 2011 đến 2030 tầm nhìn 2050, sẽ có 11 tuyến, chiều dài hoạt động 316km. Đến nay, sau 12 năm thực hiện, thành phố mới có 1 tuyến là tuyến BRT số 01 lộ trình Kim Mã - Hà Đông dài 14km.

Để giao thông công cộng trở thành loại hình vận tải hành khách chủ lực, dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030, thì thành phố cần ưu tiên hơn nữa để phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là xe buýt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.

Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.

Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.