Hà Nội cần khoảng 3 triệu tỷ để phát triển đô thị
Theo đó, mục tiêu được xác định đến năm 2030: phát triển Hà Nội thành đô thị hiện đại, trung tâm hỗ trợ thúc đẩy liên kết vùng, trung tâm dịch vụ tổng hợp của cả nước, điểm đến kinh tế, văn hóa hấp dẫn của quốc tế. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 65% đến 70%.
Các chương trình, kế hoạch phát triển của các khu vực được xác định theo quy hoạch chung, các khu vực phát triển đô thị để tập trung đầu tư, hình thành đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và kiến trúc cảnh quan đô thị theo từng giai đoạn cho các quận và các khu vực dự kiến thành lập quận như: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức.
Hà Nội cũng sẽ tận dụng và khai thác hiệu quả tài sản, đất đai; thực hiện các dự án phát triển đô thị để gia tăng nguồn thu ngân sách từ đất; khuyến khích đầu tư và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp và các giải pháp công nghệ mới nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững; tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ và các quỹ từ thiện tham gia vào việc phát triển các dự án xã hội và môi trường.


Hiện tượng lệch pha cung - cầu không chỉ diễn ra ở thị trường TP. Hồ Chí Minh mà đang trở nên phổ biến ở các địa phương trên cả nước.
Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.
Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê mua bán căn hộ chung cư vào danh mục sản phẩm phải đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sáng 19/4 đã khởi công xây dựng Tòa nhà B1, B2 - Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024.
Hàng loạt gian hàng tại các trung tâm thương mại đang phải đóng cửa, mặt bằng bỏ trống dù nguồn cung không ngừng gia tăng.
0