Hà Lan tăng chi tiêu quốc phòng năm 2025
Trong bản ghi nhớ quốc phòng thường niên, chính phủ Hà Lan công bố sẽ tăng ngân sách quốc phòng thêm 2,4 tỷ euro (2,7 tỷ USD) cho các hoạt động chi tiêu quốc phòng vào năm 2025 và đưa ngân sách quốc phòng cả năm lên khoảng 24 tỷ euro.
Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan ông Ruben Brekelmans cho biết: “ngân sách bổ sung sẽ được sử dụng để tăng cường sức mạnh chiến đấu, mua sắm trang thiết bị mới, quân đội sẽ lại có xe tăng, không quân sẽ nhận thêm máy bay F-35 và hải quân có thêm khinh hạm để chống tàu ngầm". Bộ này cho biết họ cũng sẽ chi thêm 260 triệu euro cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự.

Bộ trưởng Brekelmans cho biết, Hà Lan đang thực hiện "một bước tiến lớn" hướng tới việc ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia, bao gồm mối đe dọa về tấn công mạng và khủng bố bằng cách tăng chi tiêu quốc phòng cho vũ khí.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cam kết các thành viên sẽ chi 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng. Theo ước tính mới nhất của NATO, Hà Lan dự kiến sẽ chi 2,05 % GDP cho quốc phòng vào năm 2024.
"Với ngân sách này, nội các đang đảm bảo rằng Hà Lan đáp ứng tiêu chuẩn của NATO", theo bản ghi nhớ.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO ) gồm 32 thành viên. Được sự ủng hộ tuyệt đối từ các nước thành viên NATO, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte sẽ đảm nhận vai trò tổng thư ký tiếp theo của NATO từ ngày 1/10 tới. Ông sẽ kế nhiệm Tổng thư ký Jens Stoltenberg - người nắm giữ vị trí này từ năm 2014.
Kể từ tháng 2/2022, thời điểm xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine, chính phủ Hà Lan đã bắt đầu tăng dần chi tiêu quốc phòng. Hà Lan là một trong số các quốc gia đầu tiên tham gia vào liên minh cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine. Bộ trưởng Brekelmans cho biết Hà Lan sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine nếu cần.


Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
0