Góp ý dự án Luật Nhà giáo

Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội đã tổ chức buổi tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo vào sáng nay, 7/3, tại Hà Nội.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì buổi tọa đàm.

Tại Chương 4 đến chương 7 của Luật Nhà giáo, có quy định về tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; dhính sách tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo. Theo đó, dự thảo Luật đã quy định làm rõ định hướng giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; quy định việc tuyển dụng nhà giáo đảm bảo phải có thực hành sư phạm nhằm lựa chọn người có đủ năng lực gắn với chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, đáp ứng hoạt động nghề nghiệp nhà giáo theo từng cấp học, trình độ đào tạo.

Các chính sách điều động, biệt phái, thuyên chuyển, dạy liên trường, liên cấp đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được quy định đầy đủ, làm căn cứ để bố trí, phân công nhà giáo phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp và các yêu cầu của ngành Giáo dục. Chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên.

Về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, trên cơ sở tham vấn ý kiến các cơ quan liên quan, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã thống nhất quy định thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo tại khoản 2 Điều 14 đối với từng nhóm riêng, cụ thể: Đối với cơ sở giáo dục mầm non công lập, việc tuyển dụng nhà giáo do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.

Trường hợp cơ sở giáo dục mầm non đủ điều kiện thực hiện tuyển dụng thì người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng nhà giáo theo quy định. Đối với các cơ sở giáo dục thuộc lực lượng vũ trang, việc tuyển dụng nhà giáo do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất chỉnh lý gồm 9 Chương, 45 Điều (giảm 4 Điều so với dự thảo 5 trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8). Dự kiến, Luật sẽ được cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 15.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.

Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.