Góc nhìn pháp lý và tài chính từ tranh chấp tại Kido
Đây là một cuộc họp Đại hội đồng cổ đông kỳ lạ bởi chính nội dung cuộc họp.
Kết quả cuộc họp có 2 nội dung chính: Thứ nhất, Đại hội đồng cổ đông không thông qua việc công ty chuyển nhượng hơn 24% cổ phần Kidofood cho đối tác. Thứ hai, không thông qua việc chuyển nhượng các thương hiệu mà tập đoàn đang sở hữu, bao gồm Kido, 2 loại kem Merino và Celano sang cho Kidofood.
Câu chuyện tranh chấp quyền sở hữu thương hiệu đang được truyền thông chú ý, một phần vì liên quan đến chiến dịch quảng bá do nghệ sĩ HIEUTHUHAI làm đại diện hình ảnh.
Thương vụ chuyển nhượng đó là thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, không phải là của Đại hội đồng cổ đông. Tức là Hội đồng quản trị quyết định chuyển nhượng là đúng, và họ đã chuyển nhượng.
Trong nửa đầu năm 2023, Kido đã ghi nhận hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận nhờ thương vụ chuyển nhượng này. Hiện tại, đại diện pháp luật, cũng đồng thời là Chủ tịch của Kidofood là ông Trần Thanh Hải, người của Nutifood, không phải là ông Trần Kim Thành - người của Kido.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn nói trên là đúng pháp luật và đã hoàn tất thực hiện. Một hợp đồng đã được thực hiện chỉ bị vô hiệu hóa khi có quyết định của tòa án hoặc là trọng tài - tức cơ quan có quyền phán quyết.
Giả sử, thương vụ chuyển nhượng vốn bị hủy, đúng như ý muốn của cổ đông Kido, thì điều gì xảy ra?
Trước mắt, nếu hủy thương vụ, khoản lợi nhuận đã ghi nhận năm 2023 sẽ mất đi. Hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận sẽ phải loại bỏ khỏi kết quả kinh doanh của Kido. 1.000 tỷ đồng là con số cực kỳ lớn với quy mô của Kido, đúng hơn là quy mô lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận của Kido năm 2022 là 375 tỷ đồng, đến năm 2023 chỉ còn 135 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Kido lãi 54 tỷ đồng sau thuế.
Từ các con số lợi nhuận hàng năm của Kido có thể thấy, tình hình của công ty sẽ rất tai hại nếu như họ phải ghi nhận khoản lỗ hơn 1.000 tỷ đồng khi hợp đồng chuyển nhượng bị hủy bỏ.


Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.
FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.
Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
0