Gỡ vướng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

Có không ít đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, song cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều khó khăn, còn nhiều rào cản, hạn chế để phát triển thực chất và bền vững.

Hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chiếm gần 98% trong tổng số hơn 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Đây cũng là lực lượng quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế với khoảng 50% GDP và 35% tổng thu ngân sách Nhà nước, tạo việc làm và thu nhập cho hơn 50% người lao động. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều hạn chế trong tiến trình hội nhập và nâng cao năng lực quốc tế như: nguồn lực tài chính còn hạn chế; thiếu kỹ năng quản lý; chậm đổi mới công nghệ; khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường và giấy phép quốc tế; thiếu sự kết nối và hỗ trợ từ cơ quan chức năng hay rủi ro từ biến động kinh tế toàn cầu.

Ông Nguyễn Kim Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Kim Nam cho biết: "Hiện nay, những doanh nghiệp khoa học, công nghệ hay doanh nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ đang chưa định giá được giá trị tài sản công nghệ. Đây là một rào cản lớn và rất khó để tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại".

Để gỡ khó cho khối doanh nghiệp này, ngoài chính bản thân doanh nghiệp, cần một cơ chế chính sách thông thoáng, tạo thuận lợi cho họ trong quá trình phát triển, vươn lên. Bên cạnh đó, theo các doanh nghiệp, Chính phủ cần có quy định các doanh nghiệp tham gia các dự án trọng điểm quốc gia dành một phần giá trị dự án cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có năng lực để tham gia và nâng cao năng lực của mình.

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị: "Chính phủ cần sớm có quy định cụ thể với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước khi tham gia các dự án trọng điểm quốc gia phải dành ít nhất 30% giá trị đơn hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia. Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi với doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI theo tỉ lệ nội địa hoá, ít nhất là 30% và các mức ưu đãi sẽ tăng dần theo tỉ lệ nội địa hoá".

Về phía Chính phủ và các bộ, ngành, trong cuộc gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa mới đây, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành rà soát, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa để đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành và thể chế hoá các chủ trương, chính sách phát triển doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa để trình Quốc hội vào kỳ họp sắp tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.

Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.

Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.

FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.

Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.