Gỡ khó cho xuất khẩu khi căng thẳng Biển Đỏ leo thang
Chi phí logistics tăng cao, giá cả hàng hóa và kế hoạch xuất khẩu dịp cuối năm của các doanh nghiệp Việt bị ảnh hưởng lớn. Cùng với Bộ GTVT, Bộ Công thương cũng đang nỗ lực tìm giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.

Về tác động của căng thẳng tại biển Đỏ đến các doanh nghiệp Việt, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương chia sẻ: "Trước đây, một container đi từ Việt Nam sang châu Âu vào khoảng từ 1.800 - 2.200 đô la Mỹ thì hiện nay đã tăng lên trên 4.000 đô la Mỹ. Điều đó sẽ làm cho chi phí hàng hoá sẽ tăng lên. Mặt khác, thời gian giao - nhận hàng sẽ dài ra. Đối với một số mặt hàng, ví dụ như nông sản thì điều đó còn ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá".
Theo ông Trần Thanh Hải, đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất là những nhóm hàng xuất khẩu lớn sang khu vực EU, Hoa Kỳ, ví dụ như hàng dệt may, hàng da giày, nhóm hàng đồ gỗ, thuỷ sản, một số sản phẩm về trái cây, nhựa.
Để bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp, ông Trần Thanh Hải chia sẻ thêm: "Thực tế đây là những yếu tố ngoài sự kiểm soát. Do vậy, cái mà chúng ta có thể làm được chính là có những phương án, sự chuẩn bị để thích ứng tốt nhất trong những điều kiện khó khăn như vậy. Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bộ GTVT và các bộ, ban, ngành khác để theo dõi chặt chẽ tình hình và đưa ra khuyến cáo cho các doanh nghiệp để lựa chọn phương thức thay thế..."


Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.
Các chuyên gia kiến nghị, để có thể bứt phá vào năm 2025 cần có sự cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.
Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
0