Giữ chân người lao động trong hệ thống BHXH bằng cách nào? | Hà Nội tin mỗi chiều
Quốc hội đang bàn luận về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Nhiều nội dung thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt là vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần.
Chỉ trong tháng 7 vừa rồi, cả nước có 92.000 người lao động nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong cho hay, qua cuộc hội thảo lấy ý kiến của người lao động, đặc biệt là người trực tiếp rút bảo hiểm xã hội một lần, cho thấy tình hình đang rất đáng báo động. Số lao động tham gia mới và số người rút bảo hiểm xã hội một lần gần tương đương nhau. Ông Đặng Thuần Phong nhận định, điều này do nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, lợi ích hưởng chế độ hưu trí và bất lợi của hưởng bảo hiểm xã hội một lần chưa được người lao động nhận thức đầy đủ. Thứ hai, sự tin tưởng vào hệ thống bảo hiểm xã hội chưa vững chắc. Thứ ba, điều kiện hưởng, thủ tục hưởng khá đơn giản. có những người đã đóng 19 năm 10 tháng, có những người đóng đến 15 năm cũng không chờ cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Bởi họ muốn rút bảo hiểm trước để xử lý việc gia đình. Thứ tư, khi gia đình có việc, khó khăn, người lao động lại nghĩ ngay tới bảo hiểm xã hội một lần. Nguyên nhân thứ năm là tư tưởng lợi dụng chính sách, nhiều người xem phần đóng của chủ sử dụng lao động như khoản phúc lợi, khi có cơ hội sẽ nhận ngay.
Góp ý quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, cần có một giải pháp đồng bộ để bảo vệ người lao động và để người lao động không muốn rút bảo hiểm một lần. Theo đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga, cả hai phương án đề xuất hiện nay đều dẫn đến tình trạng gia tăng việc rút bảo hiểm xã hội một lần trước thời điểm luật có hiệu lực. Phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút một lần. Tuy nhiên, phải quy định chặt chẽ điều kiện để không nhiều người đáp ứng được. Từ đó, có thể xem xét thiết kế các phương án khác nhau để người lao động lựa chọn. Thứ nhất, nếu người lao động bảo lưu để hưởng lương hưu thì được hưởng quyền lợi tăng thêm so với thông thường, như giảm điều kiện hưởng lương hưu xuống còn 15 năm, có trợ cấp hàng tháng trong trường hợp chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu và hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, hưởng bảo hiểm y tế... Thứ hai, nếu "qua" được các điều kiện khắt khe để rút bảo hiểm xã hội một lần, người lao động không được hưởng quyền lợi tăng thêm. Thứ ba, người lao động có thể chọn bảo lưu 50% chế độ khi rút bảo hiểm. Phương án này giúp người lao động có tiền giải quyết một phần khó khăn khi mất việc và vẫn tạo cơ hội cho họ tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội.
Như vậy, vấn đề cốt lõi đó là, cần tôn trọng quyền của người đóng bảo hiểm xã hội khi họ không còn điều kiện tham gia nữa, nhưng cũng cần phải có điều kiện giữ chân người lao động trong hệ thống bảo hiểm xã hội, bởi đó là vấn đề đảm bảo an sinh xã hội cho toàn dân./.
- Tặng quà thầy cô như thế nào cho đúng nghĩa tri ân? | Hà Nội tin mỗi chiều
- Cư dân bức xúc vì chủ đầu tư lộng quyền | Hà Nội tin mỗi chiều
- Giáo viên cần được dạy thêm trong tâm thế đàng hoàng | Hà Nội tin mỗi chiều
- Đề xuất Thủ đô có mô hình thành phố trong thành phố | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hơn 5 triệu USD tiền hối lộ và báo cáo ảo | Hà Nội tin mỗi chiều


Báo chí vừa tiếp tục phanh phui hàng loạt vụ việc làm giả, quảng cáo thổi phồng công dụng của các thực phẩm chức năng như sữa, thuốc hay kẹo rau củ.
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu.
Giữa bối cảnh giáo dục đại học đang chuyển mình để thích ứng với yêu cầu của thời đại số, một đề xuất đáng chú ý vừa được đưa ra: thành lập liên minh đổi mới sáng tạo các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội đang hướng tới một cột mốc rất đáng tự hào: trở thành Thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2025. Một tầm nhìn lớn - đòi hỏi nỗ lực không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội để Hà Nội khẳng định vị thế của một đô thị năng động, sáng tạo, vừa hiện đại, vừa truyền thống giữa lòng châu Á.
UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các đơn vị liên quan tăng tốc tiến độ cải tạo, nạo vét, xử lý ô nhiễm và kiến tạo không gian đô thị hiện đại dọc tuyến sông Tô Lịch, không để cơ hội hồi sinh bị lỡ nhịp.
377 chung cư mini, 30.648 nhà trọ, hơn 19.100 nhà ở kết hợp kinh doanh ở Hà Nội vẫn chưa thực hiện khắc phục đầy đủ các giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy theo tài liệu kỹ thuật hướng dẫn của UBND thành phố.
0