Giới chức châu Âu nhóm họp về việc cấp phép vắcxin của Moderna

Sau khi CHMP từ chối phê duyệt vắcxin của Moderna trong cuộc thảo luận ngày 4/1, các nước thành viên EU đã gây áp lực yêu cầu EMA phải cấp phép cho chế phẩm này sau khi các quốc gia như Anh, Mỹ và Israel đã phê duyệt.
EMA ngày 5/1 cho biết các chuyên gia của cơ quan này đang nỗ lực làm rõ các vấn đề nổi cộm với Moderna.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cùng ngày cũng để ngỏ khả năng EU có thể cấp phép cho loại vắcxin thứ hai ngừa bệnh COVID-19 "trong vài giờ tới," đồng thời cho biết một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến bàn về cuộc khủng hoảng y tế hiện nay sẽ được tổ chức trong tháng 1 này.
Chủ tịch Michel nói rằng việc cung cấp vắcxin cho gần 450 triệu người dân của EU là "thách thức to lớn" nhưng nhấn mạnh Ủy ban châu Âu đang cùng các quốc gia thành viên làm việc ngày đêm để đảm bảo liên minh có thể tăng số lượng vắcxin, đồng thời tôn trọng tính độc lập của cơ quan dược phẩm EMA.
Đến nay, vắcxin ngừa COVID-19 duy nhất được sử dụng trong EU là loại vắcxin do hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) phối hợp sản xuất, đã được EMA cấp phép ngày 21/12/2020.
Cũng trong ngày 6/1, công ty dược phẩm của Ukraine Biolik thông báo đã nộp đơn xin chính phủ nước này cho phép sản xuất vắcxin Sputnik V phòng bệnh COVID-19 do Nga phát triển. Công ty Biolik được chính trị gia đối lập của Ukraine Viktor Medvedchuk hậu thuẫn.
Hiện Bộ Y tế Ukraine chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên. Trong khi đó, hãng thông tấn Interfax dẫn lời Thứ trưởng Y tế Viktor Lyashko nói rằng Ukraine sẽ chỉ sử dụng các vắcxin đã hoàn tất các cuộc thử nghiệm lâm sàng. Vắcxin Sputnik V hiện vẫn đang trong các cuộc thử nghiệm giai đoạn 3.
Tại Philippines, ngày 6/1, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) nước này thông báo hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) đã nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vắcxin phòng COVID-19 của hãng này tại Philippines.
Trước AstraZeneca, hãng dược phẩm Pfizer cũng đã nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Philippines loại vắcxin phòng COVID-19 do hãng phát triển.
Video: WHO kêu gọi ưu tiên tiêm vắcxin ngừa COVID-19 cho nhân viên y tế


Quân đội Israel ngày 20/4 đã thừa nhận có những sai sót về mặt chuyên môn trong vụ nổ súng khiến 15 nhân viên cứu hộ Palestine ở Gaza thiệt mạng vào tháng trước, đồng thời sa thải một phó chỉ huy thực địa sau cuộc điều tra.
Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.
Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
0