Gìn giữ nghề làm giấy dó vùng Bưởi xưa
Trong những câu chuyện về vùng gọi là Kẻ Bưởi xưa, không thể không nhắc đến nghề làm giấy dó của làng Yên Thái, ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội.
Bên cạnh làng Yên Thái, vùng Kẻ Bưởi xưa còn có năm làng chuyên nghề làm giấy dó. Mỗi làng sản xuất một vài loại giấy khác nhau như Yên Hòa cung cấp giấy làm quạt; Hồ Khẩu làm giấy gói hàng, làm đồ chơi, vàng mã; Đông Xã thì làm giấy quỳ để dát vàng; Yên Thái làm giấy in sách, giấy lĩnh chép ngọc phả, kinh Phật, giấy lệnh cho triều đình còn làng Nghĩa Đô làm giấy sắc phong.

Trải theo thời gian, cùng những biến cố của lịch sử, đến nay, nghề làm giấy dó vùng Bưởi xưa đã bị mai một, chỉ còn là dĩ vãng. Những người nghệ nhân làm giấy dó xưa, giờ cũng đã ở độ tuổi xưa nay hiếm.
Thế nhưng trong hơn 10 năm qua, vẫn có một người trẻ say mê với việc gìn giữ nghề làm giấy dó và phát triển các sản phẩm giấy dó tới cộng đồng. Đó là chị Trần Hồng Nhung - sáng lập Zó Project, doanh nghiệp xã hội ra đời với mục tiêu giữ lại một ngành nghề truyền thống, một loại giấy đẹp của dân tộc Việt đó là giấy dó.
Theo chị Hồng Nhung, để làm nên một tờ giấy dó chất lượng thì tất cả các công đoạn đều cần sự tỉ mỉ và kỳ công của người nghệ nhân. Tuy vậy, có một công đoạn mà những người nghệ nhân làm giấy luôn đặc biệt chú ý để tờ giấy dó đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Ngày nay nghề làm giấy dó vùng Bưởi xưa đã dần mai một và không còn giữ được nghề. Vì vậy trong hành trình tìm hiểu về nghề làm giấy dó cũng như khôi phục lại nghề, chị Nhung đã gặp không ít trở ngại.
Tuy nhiên, chị Hồng Nhung luôn coi những trở ngại ấy có thể biến thành cơ hội để phát triển nghề làm giấy dó. Sau hơn 10 năm theo đuổi và khôi phục nghề làm giấy dó, với chị Hồng Nhung, nghề làm giấy dó của vùng Bưởi xưa cũng mang những ý nghĩa đặc biệt.

Với sự tâm huyết của một người trẻ mong muốn khôi phục lại một nghề truyền thống đã mai một ở làng Bưởi xưa, chị Hồng Nhung luôn mong muốn những việc làm của mình có thể lan tỏa hơn tới với cộng đồng thông qua các sản phẩm, hoạt động của Zó Project – doanh nghiệp xã hội do chị Nhung thành lập với sứ mệnh bảo tồn và phát triển giấy dó.
Trải qua thời gian, không ít nghề truyền thống của Hà Nội xưa đã dần mai một, không còn được duy trì và tiếp nối. Thế nhưng vẫn có những người trẻ giống như chị Trần Hồng Nhung đang ngày ngày thầm lặng gìn giữ những nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của kinh thành Thăng Long xưa như nghề làm giấy dó của vùng Bưởi.
Khôi phục, bảo tồn truyền thống nghề làm giấy dó là một quá trình dài hơi, tình yêu và tâm huyết của những con người đã, đang và sẽ gắn bó với giấy dó sẽ giúp nghề làm giấy dó mãi mãi trường tồn.


Năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới nước sạch đến tất cả các xã, phường, thị trấn.
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) từ 18 phường sẽ sắp xếp thành 2 đơn vị hành chính cơ sở. Ngay trong ngày 19/4, các phường đã tiến hành việc lấy ý kiến người dân tại thôn, tổ dân phố về chủ trương này.
Hà Nội chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài vào sáng nay, 19/4. Đây là một trong những dự án giao thông trọng điểm của thành phố. Dự sự kiện có Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cùng đại diện các Sở ngành, địa phương.
Thực trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội đòi hỏi những giải pháp căn cơ và toàn diện nhằm giảm thiểu số lượng, hạn chế mức độ sử dụng xe cá nhân của người dân.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh hôm nay (19/4) đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
Quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) dự kiến sẽ hợp nhất các phường hiện có thành 3 đơn vị hành chính mới gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai và Vĩnh Tuy.
0