Gìn giữ nghề làm dầu ô liu truyền thống tại Tunisia

Ô liu là một phần không thể thiếu trong nền ẩm thực và văn hóa của Tunisia, một quốc gia ở Bắc Phi. Giữa lòng thị trấn Tebourba, người nông dân Abdaziz Misfare duy trì xưởng ép dầu ô liu đã tồn tại hàng thập kỷ qua, bảo vệ một phần di sản quý giá của đất nước mình: nghề làm dầu ô liu truyền thống.

Mùa thu hoạch ô liu là thời điểm bận rộn của người nông dân tại thị trấn Tebourba. Họ nhanh chóng thu hái từng quả ô liu chín mọng từ những cây lâu năm, thu gom vào giỏ và chuyển vào xưởng ép. Quy trình thu hoạch và xử lý này diễn ra một cách nhịp nhàng và cẩn thận, giữ lại tất cả hương vị tự nhiên của quả ô liu.

Người dân Tunisia đều biết đến quá trình ép dầu ô liu truyền thống bắt đầu bằng việc nghiền nát từng quả ô liu trong những cối đá lớn, tạo thành một hỗn hợp bột. Hỗn hợp dầu này được thu lại và đặt vào thùng làm từ cỏ voi gọi là "Chwami". Sau đó, hỗn hợp được chuyển vào bể lọc đặc biệt gọi là 'jawabi', nơi dầu và nước tự tách ra nhờ sự khác biệt về mật độ.

Quá trình sản xuất dầu ô liu truyền thống này không chỉ là một công việc, mà còn là một nghệ thuật. Mỗi bước đều được thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận. Sản phẩm cuối cùng là một loại dầu ô liu nguyên chất, giàu hương vị và chất dinh dưỡng.

Dầu ô liu Tunisia hiện đang chiếm lĩnh thị trường thế giới. Năm ngoái, xuất khẩu dầu ô liu của Tunisia đạt kỷ lục 5,1 tỷ dinar (tương đương 1,65 tỷ USD), và dự báo sản lượng dầu ô liu năm nay sẽ tăng khoảng 55%. Mùa thu hoạch bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài đến cuối tháng 2 năm sau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.

Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.

Các máy bay chiến đấu Su-35S của Nga đã bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát radar trên không tại Ukraine - một vai trò vốn trước đây chỉ dành cho A-50U cỡ lớn.

Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh.

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.