Giao tranh tại Sudan: Hàng chục nghìn người đi lánh nạn

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) hôm 15/6 cho biết khoảng 50 nghìn người tị nạn ở Qadarif, miền Đông Sudan đã phải tìm nơi sơ tán. Chính quyền địa phương dự báo con số này sẽ còn tăng lên trong những ngày tới.

Theo Điều phối viên Chương trình của UNICEF, một trung tâm dành cho người tị nạn trong nước đã tiếp nhận đăng ký ít nhất 400 trẻ em.

Cuộc xung đột vũ trang leo thang giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) cũng khiến hơn 130 nghìn người từ bang Sinnar ở miền Trung Sudan phải sang bang Gedaref ở miền Đông nước này để lánh nạn.

Xung đột tại Sudan khiến hàng triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa. Ảnh: AFP.

Nhiều người sơ tán cho biết họ phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu nước sạch, nguy cơ lây lan bệnh tật do muỗi và ruồi khi mùa mưa bắt đầu. Sudan rơi vào khủng hoảng từ giữa tháng bốn năm ngoái khi căng thẳng giữa các lực lượng vũ trang Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) làm giao tranh bùng phát ở Thủ đô Khartoum và nhiều khu vực khác của nước này.

Theo Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc, cuộc xung đột bùng phát từ tháng 4/2023 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 16.650 người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.

Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.