Giáo dục các quận, huyện chung tay để phát triển
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của Thủ đô, huyện Ba Vì đã đạt những thành tựu nhất định trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục... Hiện nay toàn huyện có 111 trường mầm non, TH, THCS, THPT với tổng số 2067 lớp, 64.429 học sinh, trên 5000 thầy cô giáo.
Năm học 2020-2021 chất lượng GD&ĐT của Ba Vì xếp thứ 17/30 quận, huyện, năm học 2021-2022 tăng 4 bậc đứng ở vị trí 13/30. Tuy nhiên chất lượng giáo dục đại trà so với mặt bằng chung của thủ đô còn thấp, nhất là so với những quận nội thành. Từ thực tiễn đó lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì mong muốn chương trình kết nghĩa giữa hai đơn vị sẽ giúp công tác GD&ĐT của huyện ngày càng phát triển, thông qua các hoạt động hỗ trợ chuyên môn, thiết bị, đồ dùng dạy học của Phòng GD&ĐT quận Ba Đình.

Chia sẻ tại chương trình lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết năm học 2021-2022, ngành GD&ĐT quận Ba Đình tiếp tục nâng thứ hạng đạt 13/13 chỉ tiêu lĩnh vực thi đua của Sở GD&ĐT Hà Nội xếp loại Xuất sắc, tăng vị trí xếp loại lên thứ 3/30 quận, huyện, thị, xã. Kết quả thi Học sinh giỏi Thành phố xếp thứ 3/30 (tăng 5 bậc), kết quả thi vào lớp 10 THPT trong nhóm 5 quận, huyện dẫn đầu Thành phố Hà Nội; công tác xây dựng trường học chuẩn quốc gia đạt 40/49 trường, chiếm tỉ lệ 82%, xếp thứ 5/30 quận, huyện, thị xã. Ngành GD&ĐT quận luôn chú trọng chăm lo công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo mẫu mực, tâm huyết, có trình độ chuyên môn cao ngay từ cơ sở, góp phần đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua chương trình kết nghĩa để các nhà trường chia sẻ, hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm để giúp nhau cùng phát triển.
Bà Trần Lưu Hoa – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá cao các hoạt động kết nghĩa của 2 đơn vị, đồng thời mong muốn 2 đơn vị triển khai các nội dung trong biên bản ghi nhớ về chương trình kết nghĩa, triển khai phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm, giai đoạn 2023 - 2025” đạt hiệu quả cao nhất, trong đó đi sâu vào các nội dung cần chia sẻ, phù hợp với các nhà trường.
"Cả 2 đơn vị đều cần đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của mình để tập trung giúp đỡ cùng nhau phát triển. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nhất là công tác chuyển đổi số, công tác cán bộ, nâng chuẩn đào tạo....Đa dạng hóa các hoạt động trong dạy học giúp học sinh tiếp cận được nhiều thông tin và khai thác các nguồn tài liệu mở phục vụ cho việc học đạt kết quả cao nhất." - Bà Hoa cho biết.
Tại hội nghị, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã trao tặng 50 triệu đồng cho Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì để hỗ trợ, giúp đỡ các giáo viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.



Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.
Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
0